Marburg là một loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Ghi nhận thông tin trong thời gian gần đây đã có một số nước trên thế giới xuất hiện bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Trong tương lai gần có thể trở thành dịch bệnh như Covid-19. Do đó, người dân cùng chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức trong việc phòng ngừa dịch bệnh.
Để hiểu rõ hơn căn nguyên của loại virus Marburg và mức độ nguy hiểm của loại virus này gây ra, hãy theo dõi bài viết được Docosan chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Virus Marburg là gì?
Virus Marburg là virus RNA dạng sợi, sợi đơn, có vỏ bọc, âm tính và thuộc họ Filoviridae, chi Marburgvirus. Đây là loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người và động vật linh trưởng.
Theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Bệnh do virus này gây ra là một cơn sốt xuất huyết hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Vì Marburg là virus RNA nên chúng cũng có thể thuộc dòng họ với loại virus Ebola. Mặc dù cả hai loại virus này hiếm gặp nhưng cũng có khả năng gây ra các đợt bùng phát dịch với tỷ lệ tử vong cao.
Ghi nhận trong tin trong những ngày gần đây, một số nước trên thế giới đã ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg gây ra. Điển hình là các nước cận Sahara như Guinea Xích đạo, Congo, Angola, Uganda,… với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Trong tương lai gần, nếu căn bệnh này không được kiểm soát chặt chẽ cũng sẽ có khả năng bùng dịch như đại dịch Covid-19 vừa qua.
Virus Marburg đến từ đâu?
Vật chủ chứa virus Marburg là một loài dơi ăn quả có nguồn gốc từ Châu Phi. Loài dơi này được gọi là Roulette Ai Cập hay Rousettu aegyptiacus. Dơi bị nhiễm virus Marburg không có dấu hiệu bệnh tật rõ ràng. Với sự lan rộng về mặt địa lý mà loài dơi này có thể mang mầm bệnh đến các loài linh trưởng và cả con người, nguy hiểm hơn là có nguy cơ chuyển thành dịch.
Cho đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết cách thức virus Marburg lần đầu tiên lây lan sang con người. Tuy nhiên, loại virus này được nghi ngờ lây sang người theo các hình thức sau:
- Virus lây lan qua tiếp xức với máu hoặc chất dịch cơ thể (nước tiểu, nước bọt, phân, mồ hôi, sữa mẹ, nước ối, tinh dịch,…) của người nhiễm bệnh.
- Các đồ dùng cá nhân nhiễm chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh (quần áo, giường ngủ, thiết bị y tế,…).
- Sự lây truyền có thể xảy ra liên quan đến việc chôn cất những người bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh còn sống hay đã chết (như dơi, linh dương, khỉ, tinh tinh,…).
Có thể thấy, sự lây lan của virus Marburg giữ con người xảy ra trong môi trường gần gũi và giữa người tiếp xúc trực tiếp. Một ví dụ phổ biến hơn là thông quan việc chăm sóc sức khỏe người bệnh tại nhà hoặc trong bệnh viện.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus Marburg
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng khi bị nhiễm virus Marburg:
- Sốt
- Cơ thể ớn lạnh
- Nhức đầu
- Đau cơ
Đây là những triệu chứng điển hình nhất. Vì triệu chứng này bị nhầm lẫn với bệnh lý khác nên đôi khi người bệnh bị nhầm lẫn và bỏ qua bước chẩn đoán. Tuy nhiên, sau khoảng sang ngày thứ năm từ khi xuất hiện triệu chứng, cơ thể có thể xuất hiện ban dát sẩn nổi rõ trên cơ thể như ngực, bụng, lưng và kèm theo đó là triệu chứng đau ngực, buồn nôn, nôn, đau họng, đau bụng, tiêu chảy.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể là:
- Vàng da
- Viêm tụy
- Sụt cân nghiêm trọng
- Mê sảng
- Sốc
- Viêm gan
- Xuất huyết ồ ạt
- Rối loạn chức năng đa cơ bản
Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể đã tiếp xúc với virus Marburg hoặc có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Chẩn đoán nhiễm virus Marburg bằng phương pháp nào?
Tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác, bên cạnh việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận. Để xác định bệnh nhân có đang bị nhiễm virus Marburg hay không, bác sĩ sẽ chỉ định:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để phát hiện có sự hiện diện của virus Marburg trong máu của bệnh nhân. Việc này thường được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tử để phát hiện các phân tử RNA hoặc DNA của virus.
- Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm miễn dịch có thể sử dụng để xác định có sự hiện diện của kháng thể đối với virus Marburg trong máu của bệnh nhân. Việc này thường được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA) hoặc xét nghiệm western blot.
- Chụp CT hoặc MRI: Nếu bệnh nhân bị nhiễm virus Marburg và có triệu chứng liên quan đến não, như viêm não, thì chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để xác định các vết thương tổn trong não.
Nếu nghi ngờ một trường hợp nhiễm virus Marburg, bệnh nhân cần được chuyển tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Việc này giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị khi bị nhiễm virus Marburg
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc hoặc vắc xin cụ thể để điều trị virus Marburg. Do đó, điều trị chỉ tập trung vào giảm đau và giảm sốt, giúp hỗ trợ cơ thể bệnh nhân đối phó với bệnh.
Các biện pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân bị nhiễm virus Marburg bao gồm:
- Điều trị chống chảy máu: Điều trị chống chảy máu có thể được sử dụng nếu bệnh nhân phát triển chảy máu bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Truyền máu: Nếu bệnh nhân mất máu nghiêm trọng, truyền máu có thể được sử dụng để cung cấp đủ máu để giúp cơ thể bệnh nhân đối phó với bệnh.
- Hỗ trợ hô hấp: Nếu bệnh nhân phát triển viêm phổi hoặc các vấn đề về hô hấp, hỗ trợ hô hấp có thể được cung cấp để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
- Điều trị đau đớn và giảm sốt: Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt có thể được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Biện pháp phòng ngừa nhiễm virus Marburg
Một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm virus Marburg. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:
- Tránh tiếp xúc với dụng cụ y tế chưa được xử lý đúng cách: Các tài liệu y tế như kim tiêm, đồ dùng phẫu thuật và các vật dụng liên quan đến máu hoặc các chất lỏng trong cơ thể của bệnh nhân cần được xử lý đúng cách để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã: Virus Marburg được cho là xuất hiện ban đầu ở các loài khỉ và dơi ăn quả, do đó tránh tiếp xúc với động vật hoang dã cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên: Vệ sinh tay đúng cách và thường xuyên là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Sử dụng xà phòng và nước để rửa tay hoặc sử dụng các sản phẩm rửa tay có chứa cồn.
- Sử dụng trang phục bảo hộ: Trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các chất lỏng trong cơ thể của bệnh nhân, cần sử dụng trang phục bảo hộ, bao gồm áo khoác bảo hộ, mặt nạ, kính bảo vệ và găng tay.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước và giảm stress.
- Gặp bác sĩ: Hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế gần bạn nhất nếu nghi ngờ bị nhiễm virus Marburg hay bị sốt xuất huyết.
Bị nhiễm virus Marburg rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Virus Marburg gây ra một loại bệnh sốt được gọi là sốt virus Marburg, là một trong những bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc các mô bệnh nhân nhiễm virus. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với virus Marburg hoặc có triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.