Những nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em cha mẹ cần biết!

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em có thể do nhiều bệnh lý khác nhau. Cha mẹ hiểu rõ để có thể nhìn nhận đúng về bệnh để cách chăm con đúng cách. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thông tin về những nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em.

Tình trạng sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là tình trạng sốt kèm theo trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt hoặc nhô lên trên bề mặt da. Các triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1- 2 tuần sau khi mắc bệnh. Theo đó các biểu hiện cụ thể sẽ là:

  • Sốt cao trên 38 độ C và thường kèm các triệu chứng viêm đường hô hấp viêm họng, ho, sổ mũi, kéo dài tình trạng từ 3-5 ngày. Ở trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ có thể thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
  • Xuất hiện hiện tượng phát ban, các nốt phát ban nổi lên theo sau cơn sốt. Trên da người bệnh bắt đầu có các đốm đỏ, nhỏ, hoặc sưng lên.
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em có thể do nhiều bệnh lý khác nhau và diễn tiến bệnh cũng như đặc trưng ban khác nhau. Những bệnh lý thường gặp ở trẻ em như sởi, rubella, sốt xuất huyết, sốt ban đào,..sẽ được đề cập sau đây để phụ huynh có thể hiểu rõ về bệnh.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em

Bệnh sởi

Bệnh do virus sởi gây ra chia làm 3 giai doạn, mỗi giai đoạn keo dài trung bình khoảng 3 ngày.

Ba ngày đầu là giai đoạn sốt cao đột ngột trên 39 độ C kèm những triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho, chảy mũi và viêm kết mạc. Ở giai đoạn này, dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện dấu Koplik là một nội ban tiền triệu virus, là dạng tổn thương cụm, màu trắng trên niêm mạc má.

Ba ngày tiếp theo là phát ban dạng sởi. Điều quan trọng là ban mọc theo trình tự từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày theo thứ tự như sau:

  • Ngày 1 bắt đầu ở đầu – cổ
  • Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay
  • Ngày  3 lan tới bụng thắt lưng và chân

Thường khi ban đã mọc hết ở chân thì ban vùng mặt bắt đầu xậm màu và lặn dần theo quy luật mọc trước thì hết trước, để lại vết thâm và bong vảy cám mịn màu trắng.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Rubella

Bệnh do nhiễm Rubella thường sốt nhẹ trong 3 ngày, nhưng cơ thể không quá mệt mỏi, triệu chứng viêm long thường không có hoặc rất nhẹ.

Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Đặc điểm của ban là màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 1-2mm. Ban gây ngứa và thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó biến mất để lại nốt thâm trên da.

Bệnh Rubella nguy hiểm với thai kỳ, tất cả phụ nữ có thai kèm phát ban nên được làm huyết thanh chẩn đoán Rubella để loại trừ.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Sốt xuất huyết Dengue

Nhiễm siêu vi Dengue gây sốt cao liên tục thường trong 3 ngày đầu. Đặc biệt ở trẻ lớn và người lớn, có thể có phát ban với hồng ban dát sẩn, sốt, đỏ mắt, viêm họng và đau khớp.

Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Sốt ban đào

Sốt ban đào là bệnh lây qua đường hô hấp do Human Herpes virus 6 gây ra. Đây là bệnh lành tính tự khỏi và thường gặp nhất ở lứa trẻ dưới 3 tuổi. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, trẻ đột ngột sốt cao 39-40 độ C, thường kéo dài 3 ngày và sau đó sốt giảm dần.

Ban trong sốt ban đào là dạng dát hồng ban, màu hồng nhạt, mọc thưa, đường kính 2-5mmm và không ngứa. Ban tập trung chủ yếu ở thân mình, mặt, cổ, gốc chi, rất hiếm khi ban lan ra tới phần xa của chi. Ban xuât hiện khi sốt đã giảm, tồn tại trung bình khoảng 4 ngày và khi ban bay không để lại dấu vết.

Các dấu hiệu thường gặp khác đi kèm như tiêu chảy cấp, ho khan mức độ nhẹ, nổi hạch cổ, phù mi mắt, màng nhĩ sung huyết, co giật và thóp phồng.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Điều trị và phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ

Khi trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao và nổi ban, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em có thể do nhiều bênh lý khác nhau, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và điều trị tốt nhất cho bé.

Nhìn chung, nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà cha mẹ cần biết

  • Hạ sốt đúng cách từ từ cho trẻ, nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé và môi trường xung quanh. Bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi bế, tắm hoặc cho bé ăn/
  • Bổ sung trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại virus

Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng sốt phát ban nên cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là cách ly trẻ, chăm sóc trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ để tránh lây lan cũng như giảm thiểu các tác động bên ngoài, giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh.

Trong trường hợp sử dụng các biện pháp trên nhưng bệnh tình không thuyên giảm, ban không giảm sau 3 ngày, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán sớm và kịp thời điều trị.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp mà cha mẹ cần biết

Tóm lại, nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra và những bệnh lý kể trên chỉ là những nguyên nhân sốt phát ban thường gặp. Trẻ khi có các dấu hiệu sốt và nổi ban, bạn cần đến gặp bác sĩ khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho tình trạng bệnh của bé.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.