Virus Ebola: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Virus Ebola thuộc họ Filoviridae (Filovirus) đã từng gây dịch lớn tại châu Phi. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Ebola, đây là một bệnh lý nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong rất cao lên đến 90%. Bệnh có khả năng lây truyền, hiện tại tuy đã được kiểm soát nhưng chúng ta vẫn cần tìm hiểu thêm về triệu chứng, cách điều trị. Cùng Doctor có sn hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Virus Ebola là gì?

Virus Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae (Flovirus) cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebola có 5 chủng khác nhau được ghi nhận bao gồm:

  • EBOV: Zarie ebolavirus
  • SUDV: Sudan ebolavirus
  • BDBV: Bundibugyo ebolavirus
  • TAFV: Tai Forest ebolavirus
  • RESTV: Reston ebolavirus

Trong đó có các chủng BDBV, EBOV và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi. RESTV và TAFV chưa từng gây nên địch. Trong đó đặc biệt là EBOV với khẳ năng lây thành dịch lớn, tỉ lệ tử vong ~ 90%. Virus được phát hiện ở nhiều loài linh vật như các loài linh trưởng, khỉ, linh dương, dơi…

benh do viru ebola
Đại dịch Ebola ở Châu Phi

Bệnh do virus Ebola gây ra

Virus Ebola gây bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong lên tới 90%, trước đây bệnh còn được gọi là sốt xuất huyết Ebola. Con đường lây truyền của bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của động vật hoặc người mang bệnh, có thể bùng thành dịch. Ngoài ra con đường lây truyền ở người còn thông qua đường niêm mạc, máu, chất tiết, dịch cơ thể như phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch… của người bị nhiễm. Đôi khi chỉ cần tiếp xúc với đồ hay dụng cụ, chăn màn , quần áo, kim tiêm của người mang bệnh đã có thể lây truyền bệnh.

Về mức độ nguy hiểm bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Ebola gây nguy hiểm hàng đầu do tỉ lệ tử vong cao.

Những đối tượng dễ lây truyền Ebola:

  • Thợ săn, người ăn thịt thú rừng hay sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ôm, chết.
  • Người có tiếp xúc gần với bệnh nhân
  • Nhân viên nhà tang lễ, tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân
  • Phơi nhiễm với nhân viên y tế
  • Rủi ro trong phòng xét nghiệm

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh do virus Ebola gây ra

Thời gian ủ bệnh của bệnh do virus Ebola gây ra là từ 2-21 ngày. Các triệu chứng thường gặp:

  • Sốt cấp tính
  • Đau đầu, đau nhức cơ
  • Nôn/ buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Viêm kết mạc
  • Phát ban: ban nhú đỏ sẫm ở nang lông sau đó là tổn thương ban dát sẩn có ranh giới, thường xuất hiện trong tuần đầu của bệnh.
  • Xuất huyết: đi tiêu phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, tiểu máu, xuát huyết âm đạo.

Trận dịch Ebola virus ở Châu Phi năm 2014

Dịch bệnh do virus Ebola diễn ra ở phía Tây châu Phi, chủng gây bùng dịch đó chính là EBOV. Đây là đợt bùng phát nặng nề nhất dựa trên số lượng ca nhiễm và số ca tử vong kể từ lúc phát hiện ra virus năm 2016.

Dịch bắt đầu tại Guineee (12/2013) sau đó đã lây cho các nước xung quanh. Dịch kéo dài cho tới năm 2016, tới thời điểm này thì tổ chức Y tế thê giới WHO công bố số trường hợp lây nhiễm là 28.464 số ca lây nhiễm và hơn 11.000 trường hợp tử vong. Nguyên nhân tử vong được ghi nhận thường là do tụt huyết áp hay mất máu, mất nước khi bệnh nhân bị xuất huyết. Thời gian ghi nhận tử vong trong khoảng từ 6-16 ngày sau khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Điều trị bệnh do Ebola virus

Chủ yếu là điều trị hỗ trợ cho người bệnh:

  • Hạ sốt bằng Paracetamol 10-15 mg/kg mỗi 4-6 giờ, tối đa 60 mg/kg cân nặng/ ngày.
  • Tránh dùng các nhóm NSAIDS (Ibuprofen, Diclofenac…) vì làm nặng tình trạng rối loạn đông máu hay gặp trong sốt xuất huyết.
  • Trường hợp bệnh nhân có tiêu chảy: cho uống Oresol dù có mất nước hay không; theo dõi lượng dịch xuất nhập, dù dịch ngay khi có dấu hiệu mất nước.
  • Co giật: dùng Diazepam để cắt cơn, người lớn 20mg; trẻ em: 0,1-0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Mất máu cấp/ có dấu thiếu máu/ sốc giảm khối lượng tuần hoàn: truyền màu và chế phẩm của máu theo chỉ định.
  • Sốc, suy đa tạng: đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, ổn định huyết áp; lọc máu hay hỗ trợ ECMO khi có chỉ định.

Các ca bệnh đều phải được thăm khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Trường hợp dương tính cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Phòng tránh bệnh do Ebola virus

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Ebola cần đi khám và cách ly kịp thời
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây tại các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Người bệnh cần sử dụng phương tiện, trang bị phòng hồ cá nhân để tranh lây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn đường mũi họng.
  • Người bệnh khi chăm bện cần dùng khẩu trang N95, trang bị kính bảo hộ, mũ, găng tay, bao giấy và quần áo.
  • Khử trùng xử lý môi trường và chất thải của bệnh viện.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi-rút Ebola, Bộ Y tế (2014).
  2. Ebola virus disease, CDC

Có thể bạn quan tâm