PrEP tình huống: Lựa chọn an toàn phòng ngừa phơi nhiễm HIV

Cho đến nay, sử dụng PrEP/ PrEP tình huống (ED-PrEP) dự phòng trước phơi nhiễm HIV đã được triển khai thành công tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam với hàng chục nghìn khách hàng sử dụng. Hiện nay, bên cạnh PrEP được sử dụng hàng ngày thì PrEP tình huống (ED-PrEP) được sử dụng mỗi khi có hành vi nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm với HIV. Hãy cùng tìm hiểu với Docosan về loại thuốc phòng ngừa này trong bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà

HIV và giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh xã hội hoặc cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào không rõ nguyên nhân, bạn cần chủ động kiểm tra sức khỏe từ sớm. Trên thực tế, rất ít người đi đến các cơ sở y tế để xét nghiệm bệnh xã hội. Một phần họ lo lắng việc kiểm tra tại đây sẽ bị người khác đánh gia, một phần người bệnh bận rộn chưa sắp xếp được thời gian. Việc chần chừ trong việc kiểm tra sức khỏe càng tạo điều kiện cho bệnh tình trở nặng hơn.

Thấu hiểu được nhu cầu kiểm tra, phát hiện bệnh xã hội, Docosan cung cấp Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà kiểm tra các bệnh xã hội ngay tại nhà mà không cần mất thời gian di chuyển đến các cơ sở y tế. Dù vậy, mức độ an toàn và chính xác vẫn được đảm bảo vì các thiết bị y tế có trong gói dịch vụ đều được cơ quan ban ngành cấp giấy phép lưu hành.

prep tinh huong 50
Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà mang lại sự riêng tư

Mời bạn tham khảo Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến tại nhà. Sử dụng đơn giản, thuận tiện và vô cùng bảo mật.

PREP tình huống là gì?

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM (quan hệ đồng giới nam) đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo giám sát trong năm 2018 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này khoảng 12,1%, trong đó khoảng 30% là các trường hợp mới nhiễm trong vòng 12 tháng gần đây.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng PrEP, một loại thuốc kháng virus. Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới đã thông qua Hướng dẫn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống (ED-PrEP hay PrEP tình huống) cho đối tượng có quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) và đến cuối năm 2019, PrEP tình huống đã chính thức được bổ sung trong Hướng dẫn về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS áp dụng cho 63 tỉnh/thành của Việt Nam.

Thuốc điều trị dự phòng PrEP tình huống hay dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống về bản chất cũng là thuốc kháng virus có thành phần gồm TDF/FTC hoặc TDF/3TC giống với PrEP uống hàng ngày. Liều dùng: uống liền 2 viên với liều đầu tiên trong vòng từ 2-24h trước khi quan hệ tình dục và uống viên thứ 3 sau liều đầu tiên 24h và uống viên thứ 4 sau liều đầu tiên 48h. Những ngày tiếp theo nếu có quan hệ tình dục, người sử dụng PrEP dự phòng có thể tiếp tục uống 1 viên mỗi ngày và ngừng uống sau lần quan hệ tình dục cuối cùng 2 ngày.


Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ED-PrEP có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả ở mức tương đối cao trong công tác giảm thiểu tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Đặc biệt ở những người không quan hệ tình dục thường xuyên (ví dụ dưới 2 lần/tuần) và có khả năng dự phòng 2 giờ trước khi quan hệ tình dục hoặc có thể trì hoãn quan hệ tình dục tối thiểu 2 giờ.

prep tinh huong 1

Đối tượng cần sử dụng PrEP tình huống

Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo sử dụng ED-PrEP đối với các đối tượng sau: phụ nữ hành nghề mại dâm, người chuyển giới nữ và nam giới chỉ quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn với phụ nữ. Nguyên nhân cho vấn đề này đó là hiện chưa có đủ bằng chứng khoa học và nghiên cứu cho thấy hiệu quả ở nhóm các đối tượng này.

Nghiên cứu của Tenofovir thực hiện trên đường sinh dục của nữ giới cho thấy ED-PrEP có thể không đủ an toàn để có thể bảo vệ hoàn toàn cho phụ nữ. Nghiên cứu còn chỉ ra có sự tương tác giữa PrEP và một số liệu pháp hormone nữ ở người chuyển giới nữ, do vậy phụ nữ chuyển giới cần thận trọng khi sử dụng ED-PrEP, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia.

Đối với đối tượng có quan hệ đồng giới nam, ED-PrEP có tác dụng gần như tương đương với PrEP uống hàng ngày. Khi so sánh 2 loại thuốc uống này với nhau thì các kết quả cho thấy gần như không có sự khác biệt về hiệu quả. Các loại thuốc đều có hiệu quả trên việc giảm tỉ lệ mắc HIV mới.

Bạn cần nhớ rằng việc sử dụng PrEP hàng ngày hay PrEP tình huống đều chỉ nhằm dự phòng lây nhiễm HIV mà không thể ngăn chặn được sự lấy nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như sùi mào gà, lậu, Giang mai, viêm gan B, C… Do vậy bên cạnh PrEP tình huống hay PrEP hàng ngày bạn cũng cần sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khác để phòng ngừa các yếu tố gây bệnh.

prep tinh huong 2

Những lưu ý khi sử dụng PrEP tình huống

Khi sử dụng PrEP bạn cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và có thể thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ bản của cơ thể trong thời gian sử dụng thuốc. Một số xét nghiệm có thể cần được tiền hành trước và trong khi sử dụng PrEP như sau: xét nghiệm creatinine nước tiểu kiểm tra chức năng thận, đo độ lọc cầu thận, xét nghiệm kiểm tra viêm gan B, viêm gan C và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, lậu,…

Không giống như thuốc điều trị HIV, PrEP không phải là thuốc yêu cầu sử dụng cả đời. PrEP có thể được ngưng sau khi bạn không còn yếu tố nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục khác hoặc không còn nguy cơ lây nhiễm HIV. Chẳng hạn như bạn có thể ngừng uống PrEP khi bản thân có một mối quan hệ bạn an toàn lành mạnh mà biết chắc chắn đây là mối quan hệ này chung thủy, vợ/chồng hoặc bạn tình có kết quả xét nghiệm HIV âm tính hoặc cần phát hiện bản thân không mang thai và không còn quan hệ tình dục nữa.

Tác dụng phụ của PrEP có thể xuất hiện như là buồn nôn, nôn, mệt mỏi và chóng mặt, đau đầu và các tác dụng phụ này cũng sẽ tự thuyên giảm trong vòng khoảng 1-2 tuần.Trong một số trường hợp (rất ít) PrEP cũng có thể gây một số ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu bạn đang có sử dụng PrEP và gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào hoặc các tác dụng phụ của kéo dài, cần đến gặp bác sĩ hoặc trung tâm để nhận được sự thăm khám và kiễm tra kĩ lưỡng.

prep tinh huong 3

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “PrEP tình huống: lựa chọn an toàn phòng ngừa phơi nhiễm HIV”. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin thú vị thuốc uống PrEP trong các tifh huống khẩn cấp.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: CDC

Contact Me on Zalo