1 lần trót dại quan hệ với người nhiễm HIV phải làm sao?

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị và cần làm gì để phòng phơi nhiễm đang là thắc mắc của nhiều đối tượng. Sự lo lắng này có thể xuất phát từ việc chưa hiểu rõ bản chất của căn bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt là phần con đường lây nhiễm bệnh. Để có câu trả lời chính xác nhất giúp bạn an tâm hơn về mặt sức khỏe, cùng Doctor có sẵn tìm hiểu ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Phạm Hoàng Minh Nhật, chuyên khoa Nội Tổng hợp, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare.

Kiểm tra nhanh khi quan hệ với người nhiễm HIV

Chẳng may trót dại quan hệ với người nhiễm HIV, bạn cần chủ động kiểm tra sức khỏe từ sớm tại các trung tâm y tế để xét nghiệm máu tìm kiếm sự tồn tại của virus này. Việc kiểm tra sức khỏe từ sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe cũng như có biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp nhất. Đối với trường hợp phơi nhiễm từ 2 – 3 tháng trở lên, thay vì mất thời gian xếp hàng và chờ đợi tại phòng khám, bạn có thể sử dụng bộ xét nghiệm nhanh HIV/Giang mai tại nhà đàng được cung cấp bởi Docosan.

Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai của Docosan không chỉ giúp bạn phát hiện bản thân có đang bị nhiễm HIV mà còn phát hiện thêm cả bệnh giang mai với một lần thực hiện. Chỉ với 15 phút, kết quả chính xác và quy trình thực hiện đơn giản.

quan hệ với người nhiễm hiv
Docosan cung cấp giải pháp xét nghiệm bệnh HIV/Giang mai tại nhà với nhiều ưu điểm nổi bật, tiện lợi và riêng tư

Đặc biệt, bạn còn được Docosan hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa khi có kết quả dương tính. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bản thân cần làm gì để kiểm soát bệnh và phòng ngừa lây lan sang đối tượng khác. Hiển nhiên, dịch vụ này sẽ được miễn phí vì đã bao gồm phí bạn trả khi mua kit test.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Xét Nghiệm HIV/Giang Mai Tại Nhà

Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ với người nhiễm HIV

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị hay quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có bị lây hay không là những thắc mắc khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là các đối tượng đã trải qua quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ cao. Thắc mắc này có thể xuất phát từ việc thiếu hiểu biết những kiến thức cơ bản về căn bệnh lây qua đường tình dục nói chung và bệnh HIV nói riêng.

Mặt khác, tình trạng không nhắm rõ kiến thức con đường lây nhiễm HIV đã khiến cho cộng đồng kỳ thị với người bị nhiễm. Đã có không ít người vì thiếu hiểu biết cho rằng, HIV rất dễ lây lan, bao gồm cả những tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm khi quan hệ với người nhiễm HIV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

quan hệ với người nhiễm hiv
Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm hay không còn phụ thuộc vào tải lượng virus có trong người nhiễm bệnh

Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ghi nhận, tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn dao động từ 0,03 – 1%. Con số cụ thể hơn, tỷ lệ mắc bệnh khi quan hệ với người nhiễm HIV từ nam sang nữ là 8/10.000 và từ nữ sang nam là 4/10.000. Tỷ lệ này là không cao nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao ở các trường hợp:

  • Cường độ quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương đến lớp niêm mạc của cơ quan sinh dục, có thể gây chảy máu.
  • Người mắc bệnh HIV không điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virus được bác sĩ chỉ định sử dụng cho các trường hợp nhiễm HIV để kiểm soát tải lượng virus).
  • Không sử dụng biện pháp bảo vệ (như bao cao su) khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc qua đường hậu môn (lớp niêm mạc ở ống trực tràng mỏng nên dễ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho virus HIV xâm nhập).

Bên cạnh đó, quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây bệnh hay không còn phụ thuộc phần lớn vào tải lượng virus có trong máu hay chất dịch tiết của cơ thể người bệnh. Tức là, tải lượng virus càng cao càng có khả năng lây nhiễm bệnh.

Xem thêm: Dấu hiệu HIV ban đầu ở nữ giới

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu phát hiện bệnh?

Ở khía cạnh lý thuyết, HIV lây qua 3 con đường chính: đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn và đường từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Một trong số đó, con đường lây nhiễm chủ đạo nhất là máu hoặc chất dịch tiết cơ thể.

Đối với đối tượng mắc bệnh HIV, trong máu và chất dịch có một tải lượng lớn virus. Máu và chất dịch của người bệnh có thể có khả năng lây lan cho người khỏe mạnh nếu chẳng may tiếp xúc phải trong quá trình giao hợp qua đường hậu môn, âm đạo hay đường miệng.

quan hệ với người nhiễm hiv
Khoảng 2 – 6 tuần quan hệ với người nhiễm HIV, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng phát ban da kèm sốt, đau nhức cơ, viêm họng,…

Về thời gian phát hiện bản thân có đang bị nhiễm HIV, chuyên gia y tế cho biết, khoảng 2 – 6 tuần tính từ thời điểm quan hệ với người bị HIV. Đây là giai đoạn cấp tính của HIV với những dấu hiệu nhận biết ban đầu. Tuy nhiên, triệu chứng đó đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên rất khó để nhận biết nếu không tiến hành kiểm tra.

Xem thêm:

Triệu chứng sau khi quan hệ với người nhiễm HIV là gì? Dấu hiệu của giai đoạn HIV cấp tính có thể là viêm họng, sốt nhẹ, phát ban,… Ngoài ra có thể đi kèm theo một số triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ, đau xương khớp,… Sau giai đoạn cấp tính, khả năng cao người bệnh không xuất hiện thêm dấu hiệu nào vì có khả năng cao HIV đã chuyên sang giai đoạn khác. Để nhận biết bản thân có bị nhiễm HIV hay không, người bệnh cần chủ động kiểm tra sức khỏe tại trung tâm y tế hoặc tại nhà.

Cần làm gì khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Đối với các trường hợp quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, chuyên gia y tế khuyến nghị nên bắt đầu sử dụng thuốc PEP càng sớm càng tốt. Đây là loại thuốc dự phòng sau phơi nhiễm để ngăn chặn bạn bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, loại thuốc này được khuyến nghị dùng trong 72 giờ đầu tiên sau khi quan hệ tình dục, không nên điều trị muộn quá thời gian quy định. Vì sau khoảng thời gian này, thuốc có thể sẽ không phát huy đúng công dụng của nó.

quan hệ với người nhiễm hiv
Xét nghiệm HIV được khuyến cáo thực hiện nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm hoặc sau khoảng thời gian sử dụng thuốc PEP

Bên cạnh đó, xét nghiệm là phương pháp duy nhất để xác định chính xác bạn có bị nhiễm HIV hay không. Thay vì đi đến phòng khám để kiểm tra, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà với bộ kit test nhanh HIV. Tuy nhiên, kit test nhanh chỉ phù hợp với trường hợp bị nhiễm HIV từ 2 – 3 tháng. Nếu bạn mới bị phơi nhiễm, nghi ngờ và có nhu cầu kiểm tra, hãy đi đến trung tâm y tế uy tín để xét nghiệm PCR.

Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn và không lây bệnh?

Đừng nghĩ người bị nhiễm HIV là không thể quan hệ tình dục bình thường. Trên thực tế, người bị nhiễm HIV vẫn sinh hoạt đời sống tình dục bình thường để thỏa mãn nhu cầu tuy nhiên cần áp dụng và lưu ý một số biện pháp bảo vệ sau để cả hai cùng khỏe cũng như phòng tránh lây nhiễm chéo:

  • Bao cao su là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV gần như tuyệt đối. Không chỉ có công dụng lây lan HIV, bệnh lây qua đường tình dục khác mà còn giúp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn.
  • Hạn chế tối đa việc quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Cần thận trọng với máu và chất dịch tiết cơ thể (dịch tiết âm đạo, hậu môn và tinh dịch) của người bệnh. Tuyệt đối không để những chất dịch này xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ với người nhiễm HIV thông qua những tổn thương ngoài da hoặc niêm mạc âm đạo, hậu môn.
  • Cường độ quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh những hành vi thô bạo nhằm ngừa chảy máu bộ phận sinh dục.
  • Đối vối những đối tượng không bị HIV có thể sử dụng thuốc PrEP (thuốc dự phòng trước phơi nhiễm). Sử dụng thuốc này đủ thời gian, người không nhiễm HIV quan hệ với người nhiễm HIV sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh HIV lên tới 90%.
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh lây qua đường tình dục, HIV hay các bệnh lý khác. Điều này cần cả hai cùng thực hiện định kỳ để đảm bảo người bạn tình của mình có sức khỏe ổn định.
quan hệ với người nhiễm hiv
Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ với người nhiễm HIV hoặc cả người khỏe mạnh để phòng ngừa lây nhiễm bệnh

Trường hợp cả hai đều nhiễm HIV, cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về các biện pháp bảo vệ kỹ lưỡng. Bản chất virus HIV có nhiều chủng khác nhau nên mỗi đối tượng có thể sẽ mang chủng khác nhau. Tình trạng lây nhiễm chéo khi không có biện pháp an toàn phù hợp có thể khiến bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.

Thắc mắc trót dại quan hệ với người nhiễm HIV phải làm sao đã được Docosan làm rõ trong bài chia sẻ ở trên. Một số trường hợp đôi khi bạn hiểu rõ tình trạng sức khỏe của đối tượng và đôi khi mà không. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ có phương án xử lý phù hợp nhất. Tuy nhiên, hướng xử lý phù hợp nhất vẫn là hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc trao đổi với bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý thích hợp nhất, đồng thời, chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có).

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm sản phẩm Gói xét nghiệm HIV có tại Docosan 


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo