Nhiễm sán cá thường gặp ở những đối tượng có thói quen ăn thịt cá tái, sống. Bệnh sán dây cá có biểu hiện bằng hội chứng thiếu máu và gây những biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân như tắc ruột, nôn ói, trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Hãy cùng tìm hiểu với Doctor có sẵn về bệnh lý gây ra bởi sán cá trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Sán cá là gì?
Bệnh sán cá hay còn gọi là nhiễm trùng sán dây có danh pháp là Diphyllobothrium latum. Đây là một loại ký sinh có trong ruột của cá nước ngọt. Diphyllobothrium latum là một trong những loại ký sinh trùng lớn nhất ký sinh ở người (chiều dài có thể lên đến 10 m). Số đốt sán có thể lên đến 3.000 thậm chí 4.000 đốt. Sán dây cá có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những vùng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, như nước cống rãnh, kênh rạch có rác thải sinh hoạt của con người.
D. latum và các cestodes gây ra bệnh truyền nhiễm do sán dây được xem là những con sán dây duy nhất của con người có môi trường sống ở dưới nước. Trong nước ngọt, trứng của loại ký sinh này có trong phân người được nở thành ấu trùng bơi tự do trong nước. Sau đó chúng trở thành thức ăn của các loài giáp xác khác trong môi trường nước. Các loài giáp xác sau đó lại trở thành thức ăn của cá theo chuỗi thức ăn trong nước, trong cơ thể cá đó ấu trùng sán dây trở thành tác nhân gây bệnh.
Bệnh sán cá Diphyllobothrium xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là nơi có nhiều sống, hồ bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt của con người. Tình trạng nhiễm sán dây cá ở khu vực châu Mỹ và Bắc Âu xảy ra với yếu tố nguy cơ là ăn cá nước ngọt tái, sống. Công nghệ xử lý nước thải hiện nay đã phần nào khắc phục được yếu tố lây truyền bệnh, nước thải nếu chưa được xử lý hầu hết sẽ không được thải ra môi trường.
Nhiễm trùng do sán cá thường không gây ra triệu chứng cụ thể nào, nhưng các triệu chứng đường tiêu hoá nhẹ có thể được xuất hiện và dễ bị nhầm sang các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Bên cạnh đường tiêu hóa, sán cá cũng gây ra hội chứng thiếu máu. Sán dây cá hấp thu vitamin B12, do đó có thể dẫn đến thiếu vitamin B12 và thiếu máu nguyên hồng cầu (giảm sản xuất), hồng cầu quan sát có thể to, hồng cầu non tăng sắc.
Chẩn đoán bệnh sán Diphyllobothrium bằng cách xác định hình ảnh soi cấy trên kính hiển vi thấy cấu trúc dạng trứng có nắp đặc trưng hoặc các proglottids (các phân đoạn của sán dây) trong mẫu bệnh phẩm là phân. Xét nghiệm công thức máu cần được chỉ định để kiểm tra tình trạng thiếu máu.
Đa phần các trường hợp nhiễm sán dây cá thường không biểu hiện triệu chứng một cách rõ rệt, đặc biệt khi nhiễm sán với số lượng ít. Trường hợp nhiễm nhiều, các triệu chứng diễn ra rõ ràng hơn như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm giác mệt mỏi, yếu liệt các chi, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn như tắc ruột, khó thở, trụy tim mạch.
Việc chẩn đoán bệnh nhiễm sán dây cá cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đối tượng có biểu hiện lâm sàng thiếu máu đang sống trong vùng lưu hành dịch bệnh sán dây, sau đó thực hiện xét nghiệm tìm trứng sán dây cá trong phân mới có thể chẩn đoán xác định, từ đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nhiễm sán cá
Hiện nay, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo nhiều trường hợp nhiễm sán dây cá. Đa phần bệnh nhân mắc phải căn bệnh truyền nhiễm này là do cá là do ăn phải thịt cá tái, sống chưa được chế biến an toàn có chứa ấu trùng sán dây cá.
Việc ăn cá có nhiễm sán không tùy thuộc vào cách bạn chế biến thịt cá có đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm không. Ngoài việc chế biến, bảo quản cá sai cách cũng có thể làm bạn mắc bệnh. Chính thói quen ăn cá tái, sống là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
Như đã đề cập về con đường ký sinh và lây nhiễm của sán dây cá, sán cá muốn gây bệnh đòi hỏi phải qua hai ký chủ trung gian dưới nước. Đầu tiên là ký chủ trung gian thứ nhất, là các loại giáp xác trong môi trường nước ngọt. Trứng sán từ phân người đi vào môi trường nước sẽ nở ra thành ấu trùng lông – thức ăn của giáp xác như tôm tép. Ký chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt như cá hồi,… ăn phải giáp xác có mang ấu trùng lông.
Ấu trùng sán dây cá sẽ ký sinh trong mô thịt của cá nước ngọt. Khi người ăn phải thịt các sống, tái có nhiễm ấu trùng sán dây, tại thời điểm này các ấu trùng sán cá sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể của con người, thường là ở ruột non và phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh cho con người. Ngoài ra, sán cá còn có mặt ở trong nhiều loại động vật có ăn thịt cá khác.
Điều trị nhiễm sán cá
Thuốc điều trị nhiễm sán cá thường được sử dụng bao gồm:
- Praziquantel
- Niclosamide
Điều trị bệnh sán dây Diphyllobothrium với liều như sau: praziquantel từ 5-10mg/kg. Ngoài ra, một liều duy nhất 2g niclosamide 4 viên (500 mg mỗi viên) được nhai và nuốt trong một lần sử dụng. Đối với trẻ em, liều này là 50 mg/kg (tối đa 2g) trong một lần sử dụng. Vitamin B12 có thể được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân xét nghiệm có bằng chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Ngoài việc không nên ăn cá tái, sống, chế biến chưa được kĩ càng, bạn nên bảo quản cá đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ mắc sán dây cá. Đông lạnh ở nhiệt độ -20°C hoặc thấp hơn trong vòng 7 ngày, để tốt nhất bạn hãy sử dụng cá tươi thay cho cá đông lạnh. Cá đông lạnh chỉ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi rã đông phải sử dụng ngay.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Nhiễm sán cá: nguyên nhân, nguyên tắc điều trị bạn cần biết”. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin thú vị về bệnh lý sán dây cá.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: CDC
Có thể bạn quan tâm