Sán dây bò: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Sán dây bò là một loài ký sinh trùng có trong thịt bò, chúng có nguy cơ nhiễm bệnh cho người thông qua thói quen ăn thịt bò sống, tái, hoặc chế biến không kỹ lưỡng. Vậy nhiễm sán bò có nguy hiểm không? Phòng bệnh sán dây bò như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về sán dây bò

Sán dây bò
Tổng quan về sán dây bò

Sán dây bò (tên khoa học là Taenia saginata) là một trong 3 loại sán (ký sinh trùng) thuộc chi Taenia có mặt ở Việt Nam. Khi bị nhiễm sán dây bò, chúng sống ký sinh ở đường ruột con người. Về vòng đời sán dây bò, có 3 giai đoạn phát triển bao gồm: trứng, nang ấu trùng, sán dây bò trưởng thành.

Khi bò, trâu ăn phải nguồn thực vật có lẫn trứng sán, nó sẽ đi xuống đường ruột của gia súc. Tại đây, trứng nở ra ấu trùng, rồi nhờ hệ mạch máu đường ruột để vào hệ tuần hoàn về tim. Sau đó, ấu trùng theo dòng máu đi đến mô cơ vân khắp cơ thể để hình thành nang ấu trùng và thường gọi là bệnh gạo bò (cysticercus bovis). Ngoài cơ bắp, người ta còn phát hiện nang ấu trùng sán dây bò ở lưỡi, cơ tim, cơ hoành, cơ mông… của bò.

Bệnh sán dây bò có nguy hiểm không?

Nếu ăn phải thịt bò nhiễm nang ấu trùng sán dây bò còn tái hoặc sống và chưa được nấu chín, nang ấu trùng sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa của chúng ta. Sau đó, ấu trùng sẽ thoát khỏi nang, lộn đầu ra ngoài và sử dụng giác hút để bám chặt vào niêm mạc ruột non, thường ở vị trí đoạn trên hỗng tràng.

Tại nơi này sán dây bò sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng để sinh tồn và phát triển, chúng có thể ký sinh tại lâu dài vì chúng có khả năng đề kháng với ảnh hưởng của những enzyme tiêu hủy protein trong ruột non. Chính vì tiêu hao chất dinh dưỡng của vật chủ, sán dây bò làm suy yếu cơ thể người bệnh, đồng thời còn gây ra tổn thương thực thể tại ruột như viêm ruột hoặc rối loạn tiêu hoá.

Bên cạnh đó, một số người nhiễm sán dây bò còn có các triệu chứng như ăn không ngon, đau bụng, sụt cân hay đau đầu, chóng mặt, thiếu máu, thậm chí có thể bị tụt huyết áp… Đặc biệt, nếu vô tình phát hiện đốt sán chui ra ngoài hậu môn sẽ gây cảm giác ghê rợn cho người bệnh.

Những món ăn có thể chứa sán dây bò

Mắc phải sán dây bò là một bệnh lý nhiễm ký sinh trùng không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Đường lây truyền bệnh chủ yếu do ăn uống đồ tươi sống, chế biến không kỹ lưỡng. Không thể phủ nhận được sức hấp dẫn và độ ngon của những món tái, sống vì vị ngọt đậm đà, độ mềm, và hương vị nguyên bản của thịt bò không bị thay đổi, vì thế cách ăn uống này luôn là món khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học, nguy cơ mắc sán dây bò khi ăn uống theo kiểu này là cực kì cao.

Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm phải sán dây bò mà bạn cần lưu ý bao gồm:

Phở bò tái

Sán dây bò
Phở bò tái

Đây là một trong những món có khả năng lây truyền sán dây bò nhiều nhất hiện nay. Thực chất nguy cơ nhiễm bệnh của món ăn này vẫn thấp hơn so với tiết canh bò hoặc gỏi bò, tuy nhiên đây vốn là được xem như một trong những món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam, hầu như bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể tìm thấy được hàng quán bán phở bò.

Thông thường, cách chế biến thịt bò là chần sơ qua một nồi nước súp đang sôi. Một số quán khác thì xếp thịt bò đã thái mỏng lên bát và chế nước dùng đang sôi vào bát. Những cách chế biến đó vốn chỉ làm cho thịt vừa chín sơ hoặc không đủ tái, và vì thế không thể diệt chết được những nang ấu trùng sán dây bò có trong thịt, và việc ăn thịt bò chưa chín sẽ là điều kiện thuận lợi để đưa sán dây bò vào hệ tiêu hóa.

Lẩu nhúng thịt bò

Sán dây bò
Lẩu nhúng thịt bò

Tương tự như phở bò tái, các món lẩu bò, bò nhúng dấm hoặc thậm chí “lẩu thập cẩm” vẫn luôn là những món ăn khoái khẩu cũng tất cả mọi người. Thế nhưng, khi nhúng bò thì mọi người thường chỉ nhúng sơ cho thịt vừa chín tới mà vẫn còn giữ độ mềm và ngọt, không dám nhúng kĩ, nhúng lâu vì sợ thịt chín quá sẽ bị dai, do đó không thể diệt được nang ấu trùng sán dây bò.

Gỏi, nộm bò

Sán dây bò
Gỏi, nộm bò

Những món gỏi, nộm trộn thịt bò phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Bò tái chanh
  • Gỏi bò nướng
  • Nộm thịt bò trộn rau muống
  • Salad thịt bò

Những món ăn trên tuy thịt bò đã được tẩm ướp kỹ hoặc xào sơ qua, nhưng vẫn không thể đảm bảo đã chín kỹ và an toàn tuyệt đối, do đó nang ấu trùng sán dây bò vẫn có khả năng chưa được tiêu diệt hết.

Beef steak tái

Sán dây bò
Beef steak tái

Trên thực tế, dù thịt bò của quán có được chọn lọc kỹ càng như thế nào cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán dây bò cũng như một số bệnh ký sinh trùng khác. Vì vậy, khi ăn beefsteak thì thay vì ăn tái, bạn nên đề nghị đầu bến nấu cho chín vừa đến chín kỹ, có thể không ngon bằng nhưng đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.

Bò xào rau củ quả

Đặc trưng quyết định chất lượng của những món bò xào rau củ quả là không được nấu quá chín vì sẽ mất độ giòn của rau củ, cũng như làm dai thịt bò. Vì thế nếu muốn đảm bảo ngon miệng mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, chỉ cần yêu cầu đầu bếp xào thịt bò cho chín kỹ là có thể đảm bảo sức khỏe cho bạn, giảm nguy cơ nhiễm nang ấu trùng sán dây bò.

Phòng ngừa bệnh sán dây bò

Bạn có thể phòng ngừa nhiễm bệnh sán dây bò theo một số hướng dẫn của bộ Y tế sau đây:

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, không ăn thịt bò, trâu tái hoặc sống, không ăn thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Ăn chín, uống sôi với bất cứ loại thực phẩm nào yêu cầu chế biến.
  • Khám định kì để tầm soát bệnh sán dây bò cũng như điều trị kịp thời nếu nhiễm bệnh.

Đối với cơ sở y tế:

  • Tiếp nhận, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân để điều trị đúng phác đồ, đồng thời tìm và tiêu diệt nguồn bệnh
  • Kiểm soát bò, trâu nơi có dịch sán dây bò
  • Tuyên truyền người dân không ăn thịt sống được nấu chín hoặc tái dưới bất cứ hình thức chế biến nào

Quản lý phân người bệnh:

  • Không được phóng uế bừa bãi
  • Không dùng hố xí tự hoại
  • Không dùng phân người chưa qua xử lí để tưới rau củ

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Sán dây bò: 1 bệnh nhiễm ký sinh trùng đáng quan tâm tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo