Sán lợn là bệnh mang đến nhiều nỗi lo khi sử dụng thực phẩm kém an toàn vệ sinh và thực phẩm chưa được nấu chín kỹ. Người bệnh có thói quen ăn uống đồ sống mà không biết rằng có nhiều mầm mống nhiễm bệnh trong đó. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thêm thông tin về bệnh sán lợn.
Tóm tắt nội dung
Bệnh sán lợn là gì?
Bệnh sán lợn (còn gọi là sán dây lợn hay sán gạo ở lợn) là bệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng sán lợn có tên khoa học Taenia solium gây ra. Sán lợn có hình dẹp, một đầu có các miệng xúc tu để bám vào thành ruột, còn thân là các đốt sán dính thành một dây.
Ở Việt Nam, cụ thể là ở vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán dây lợn từ 0.5 – 2%. Trong khi đó, ở trung du và miền núi thì tỷ lệ cao hơn 2-6%. Dịch bệnh nhiễm trùng sán lợn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí phát sinh trong phòng ngừa, điều trị và tác động tiêu cực đến thị trường buôn bán thịt lợn trên cả nước.
Nguyên nhân gây ra bệnh sán lợn
Lợn bị nhiễm ấu trùng sán lợn do ăn phải trứng sán và trong trứng sán có chứa chứa ấu trùng. Sau khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể. Ấu trùng sán lợn có thể ký sinh rất lâu trong lợn, có thể lên đến 5 năm.
Khi con người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán lợn mà chưa được nấu chín sẽ giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Sau đó, ấu trùng sẽ phát triển thành sán lợn trưởng thành và nó có thể dài tới 7m.
Chính vì vậy, có thể nói thói quen ăn đồ sống không an toàn vệ sinh thực phẩm là mầm mống gây mắc bệnh sán lợn ở người. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Sán lợn có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc xử lý phân trong chu trình nuôi lợn chưa đúng cách sẽ có nhiều người mắc bệnh hơn.
Triệu chứng nhiễm bệnh sán lợn
Triệu chứng nhiễm sán lợn không rõ rệt. Bệnh chủ yếu gây những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, mệt mỏi và trong phân có những đốt sán nhỏ, dẹt màu trắng ngà.
Trẻ em khi mắc bệnh sán lợn sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển của não bộ, có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột. Vì vậy, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt trong cuộc sống.
Bệnh sán lợn có nguy hiểm không?
Sán nằm trong cơ gây ra những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm. U này di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ và không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Khi ấu trùng sán lợn từ đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ, não hay mắt sẽ có những triệu chứng khác nhau.
- Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị đau đầu dữ dội, động kinh, yếu liệt tay chân, liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ,…
- Nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc trường hợp xấu có thể gây ra mù.
Nhìn chung, sán lợn là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó hồi phục. Vì vậy, bạn cần được chẩn đoán sớm khi nhiễm sán lợn để được điều trị phù hợp, an toàn.
Bệnh sán lợn có lây không?
Sán lợn có hai loại: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành. Cả ấu trùng sán lợn và sán lợn trưởng thành đều có thể lây nhiễm và lây nhiễm qua con đường ăn uống.
Tuy nhiên, sán lợn sẽ bị chết ở nhiệt độ cao khoảng 80-100 độ C. Vì vậy, nếu vô tình ăn phải thịt lợn có nhiễm ấu trùng sán nhưng được nấu chín thì sán sẽ chết và không còn nguy cơ nhiễm sán. Vì vậy, ăn chín uống sôi là chìa khóa giúp bản bảo vệ bản thân và gia đình không nhiễm bệnh sán lợn gạo.
Cách điều trị bệnh sán lợn
Sán lợn là bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh lợn gạo để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Đầu tiên, khi có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa và nghi ngờ nhiễm sán lợn, người bệnh cần đến các đơn vị y tế để được kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán sớm bệnh. Dựa theo các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán xác định nhiễm xác định nhiễm sán lợn. Các bác sỹ sẽ tư vấn và có chỉ định điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Để điều trị sán lợn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị diệt sán lợn trưởng thành trong vòng 1 ngày. Và để diệt được hết trứng, ấu trùng sán trong cơ thể, người bệnh cần điều trị thuốc trong khoảng 2 tuần mới có thể hết hoàn toàn. Lúc này người lành mang ấu trùng sán phải phải giữ vệ sinh, không được phóng uế bừa bãi ra môi trường gây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Cách phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Để phòng tránh bệnh sán lợn, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế khuyến cáo:
- Phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh. Không sử dụng thịt lợn nhiễm bệnh để chế biến thực phẩm..
- Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hệ thống nhà vệ sinh an toàn hợp.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi gây lây nhiễm bệnh ra mọi trường và những người xung quanh.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
- Không nuôi lợn thả rông và đảm bảo quy trình xử lý phân lợn an toàn, đúng cách.
Tóm lại, sán lợn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do ăn uống thực phẩm chưa được nấu chín và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn càn tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi” để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu chẳng may nhiễm bệnh, bạn cần tuân thủ điều trị từ bác sĩ đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Có thể bạn quan tâm