Sùi mào gà hậu môn là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp hiện nay. Bạn cần hiểu rõ về bệnh cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về sùi mào gà hậu môn.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh sùi mào gà hậu môn là gì?
- 2 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà hậu môn
- 3 Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà hậu môn
- 4 Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà hậu môn
- 5 Triệu chứng bệnh sùi mào gà hậu môn
- 6 Chẩn đoán bệnh sùi mào gà hậu môn
- 7 Điều trị sùi mào gà hậu môn và theo dõi sau điều trị
- 8 Cách phòng ngừa sùi mào gà hậu môn
Bệnh sùi mào gà hậu môn là gì?
Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ biến do virus gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là những nốt sùi gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhất là ở hậu môn.
Nốt sùi thường xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể là vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, chỉ khoảng 1-2% trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy mà rất nhiều người bệnh vô tình lây truyền virus cho người khác.
Xem thêm: Sùi mào gà ở họng
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà hậu môn
Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà hậu môn là Virus Human Papillomavirus (HPV). Loại virus lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, trong đó:
- HPV-16 và HPV-18 là hai chủng phổ biến gây ra sùi mào gà và còn có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật.
- Chủng HPV-6 và HPV-11 cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà nhưng lại không tiến triển thành ung thư.
Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà hậu môn
Người quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người khác nhau hoặc quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ là đối tượng dễ mắc sùi mào gà hậu môn. Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên theo khảo sát, những người đồng tính khi quan hệ tình dục cũng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín cao hơn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà hậu môn
Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia bệnh làm 5 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng dưới đây:
- Giai đoạn ủ bệnh: Là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm.
- Giai đoạn khởi phát: Đây là sùi mào gà giai đoạn đầu, với các nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác.
- Giai đoạn phát triển: Các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí và gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt.
- Giai đoạn biến chứng: Được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Các triệu chứng nặng hơn, biểu hiện bội nhiễm, tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu.
- Giai đoạn tái phát: Dù sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình. Tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà hậu môn
Hậu môn – vùng kín là những khu vực ẩm ướt, môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của virus HPV. Ban đầu sẽ xuất hiện các mụn thịt nhỏ mềm, rồi hình thành những nốt sùi dạng gai nhú hoặc đĩa bẹt màu hồng nhạt, bề mặt thô ráp, đường kính khoảng 1 mm. Nốt sùi sau đó có thể phát triển mạnh mẽ, mọc thành từng dải dài và kích thước to hơn như những mào gà hoặc hoa súp lơ.
Sùi mào gà ở hậu môn sẽ gây khó khăn, đau đớn trong việc quan hệ tình dục. Chỉ cần một sự cọ xát nhẹ sẽ khiến nốt sùi có nguy cơ vỡ ra, chảy dịch có lẫn máu, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bạn tình. Đồng thời nếu nốt sùi vỡ ra cũng lây lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Chẩn đoán bệnh sùi mào gà hậu môn
Sùi mào gà là một chẩn đoán lâm sàng sau khi được quan sát và khám cẩn thận bởi bác sĩ. Đối với nốt sùi mào gà trong hậu môn, bác sĩ sẽ khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để có đánh giá chính xác hơn. Tuy nhiên nếu cần, người bệnh có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp hỗ trợ chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu: nhằm tìm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể đồng nhiễm với sùi mào gà như như bệnh lậu, giang mai, chlamydia… để kết quả điều trị tốt hơn ở một số đối tượng nguy cơ.
- Xét nghiệm Pap: với phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung, phết tế bào cổ tử cung làm xét nghiệm HPV khi thăm khám vùng chậu. Khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần, việc làm này nhằm mục đích tầm soát những bất thường tế bào học và mô học ở tử cung để đánh giá tình trạng bệnh và ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Sinh thiết: việc này nhằm xác định type virus HPV và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh.
Điều trị sùi mào gà hậu môn và theo dõi sau điều trị
Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm tiêu diệt nốt sùi, hạn chế sự lây lan của virus. Bệnh nhân cần theo dõi trong vòng 9 tháng để xem xét hiệu quả điều trị, khả năng tái phát bệnh và đưa ra những biện pháp điều trị tiếp theo. Một số phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn hiện nay là:
- Thuốc bôi để tiêu diệt nốt sùi TCA, Sinecatechin, Imiquimod, Podophyllin: áp dụng cho những trường hợp nhẹ, sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn đầu.
- Thủ thuật ngoại khoa Đốt tia laser, đốt điện hoặc liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng để cắt bỏ nốt sùi mào gà: áp dụng cho trường hợp nặng.
Sau điều trị, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc phù hợp, được theo dõi sát sao để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát. Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất để tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến
Cách phòng ngừa sùi mào gà hậu môn
Người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp sau đây để phòng ngừa sùi mào gà hậu môn hiệu quả:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
- Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng bạn tình
Hiện nay, biện pháp tối ưu là tiêm vaccine HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh sùi mào gà và cả các chủng HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư. Loại vaccine này được tiêm 3 mũi, tùy thuộc vào độ tuổi và chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa quan hệ tình dục, chưa tiếp xúc với HPV.
Tóm lại, sùi mào gà hậu môn cần đươc điều trị và theo dõi sau điều trị để có kết quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cần có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ, đời sống tình dục lành mạnh và tiêm ngừa vaccine HPV để bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm sản phẩm Gói xét nghiệm 12 tác nhân gây bệnh đường tình dục có tại Docosan