Sùi mào gà lây qua đường nào? Câu trả lời của bác sĩ

Sùi mào gà lây qua đường nào và những câu hỏi liên quan đến đường lây truyền bệnh sùi mào gà được không ít giới trẻ hiện nay quan tâm. Để giải đáp các thắc mắc đó hãy cùng Docosan hỏi ý kiến của các bác sĩ qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây nên, bệnh dễ lây truyền thông qua nhiều con đường khác nhau:

Lây truyền qua quan hệ tình dục

sùi mào gà lây qua đường nào
Sùi mào gà lây qua đường nào: câu trả lời của bác sĩ

Theo các số liệu thống kê được thì hiện nay, Đường tình dục chính là con đường lây truyền bệnh sùi mào gà phổ biến và chủ yếu nhất.

Khi quan hệ, thông qua dịch sinh dục mà virus HPV từ người bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập sang bạn tình và gây bệnh. Những điều kiện thuận lợi làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh, khó khăn trong việc kiểm soát và xác định nguồn lây nhiễm gồm:

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Quan hệ đồng giới
  • Quan hệ bằng miệng
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ là
  • Quan hệ với bạn tình mắc các bệnh tình dục khác như giang mai, sùi mào gà, HIV,…
  • Phụ nữ mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Người sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh sùi mào gà hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Dùng bao cao su có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ do bao cao su không bao phủ được tất cả khu vực sinh dục.

Nhiều người quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng bị sùi mào gà ở miệng, hậu môn. Các nốt sần sùi quanh miệng, mặt sẽ khiến bạn cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Lây qua đường máu

Tuy tỉ lệ lây bệnh theo đường này rất thấp, nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi người không bệnh vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh sùi mào gà và để dính vào niêm mạc mắt hoặc dính vào chính những vết thương trên cơ thể mình, người không mắc bệnh vẫn có nguy cơ cao đã bị lây bệnh sùi mào gà do virus HPV đã xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra việc người mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn ủ bệnh kéo dài cũng như giai đoạn đầu không triệu chứng vẫn có thể tham gia truyền máu, hiến máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm khiến người được hiến máu có khả năng mắc bệnh sùi mào gà rất cao.

Lây truyền do sử dụng chung các vật dụng cá nhân

Virus HPV có khả năng sống trong các vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh sùi mào gà như khăn mặt, khăn tắm, bồn vệ sinh, quần áo, bàn chải đánh răng… Do đó sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh sfui mào gà thì khả năng bị lây bệnh gián tiếp rất cao do có thể sẽ tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh sùi mào gà.

Vì vậy, mọi người nên giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sùi mào gà nhẹ có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình chuyển dạ. Bởi vì virus HPV cư trú nhiều nhất ở cổ tử cung và âm đạo nên khi người mẹ bị sùi mào gà, vi khuẩn này có thể lây lan sang thai nhi qua nhau thai, đường nước ối hoặc khi chuyển dạ, thai nhi theo ống dẫn sinh ra ngoài, tiếp xúc với virus HPV ở cổ tử cung và âm đạo.

Đường lây truyền bệnh sùi mào gà chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ với bệnh nhân (bàn chải, đồ vệ sinh cá nhân), bị lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và lây qua đường truyền máu, vết thương hở với người bệnh sùi mào gà. Đặc biệt, nguồn lây bệnh tiềm tàng là những người không biết mình mang mầm bệnh sùi mào gà nhẹ, vô tình làm người khác bị lây nhiễm.

Vì vậy, đối với phụ nữ mắc sùi mào gà nên:

  • Điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định sinh con.
  • Nếu mắc bệnh trong quá trình mang thai, cần thăm khám bác sĩ kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc bệnh cho bé.
  • Lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.

Quan hệ bằng miệng có bị lây sùi mào gà không?

Quan hệ tình dục bằng miệng là một phần bình thường của mối quan hệ tình dục.

Nhưng cần lưu ý rằng quan hệ tình dục bằng miệng không phải an toàn tuyết đối. Đúng thật, nó được coi là một giải pháp thay thế hoàn hảo, rủi ro thấp hơn nhiều so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn. Nhưng sự thật là, quan hệ tình dục bằng miệng có khả năng lây nhiễm HPV.

sùi mào gà lây qua đường nào
Sùi mào gà lây qua đường nào: câu trả lời của bác sĩ

Virus HPV có khả năng lây qua da kề da nên khi quan hệ tình dục bằng miệng vẫn có thể bị lây bệnh sùi mào gà. Nên nếu quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm HPV thì hoàn toàn có khả năng người bệnh sẽ truyền vi rút cho bạn tình của mình.

Nếu bạn lo lắng về ung thư miệng và cổ họng, Các triệu chứng gợi ý sùi mào gà ở miệng bao gồm:

  • Các mảng đỏ hoặc đỏ và trắng trên lưỡi hoặc hai bên miệng của bạn
  • Vết loét không lành sau ba tuần
  • Sưng trong miệng của bạn mà không biến mất sau ba tuần
  • Khó chịu / đau khi nuốt

Mời bạn tham khảo sản phẩm Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến

Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

Câu trả lời ngắn gọn là có thể.

HPV lây truyền qua tiếp xúc da kề da là phần nhiều, không phải qua chất dịch cơ thể. Nên việc dùng chung đồ uống, đồ dùng và các vật dụng khác có dính nước bọt rất ít có khả năng lây truyền vi rút nhưng không phải là không thể lây truyền gián tiếp được.

Không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ chắc chắn về việc lây nhiễm vi rút sùi mào gà ở người (HPV) với nước bọt người bệnh. Những vẫn có giả thuyết cho rằng bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm qua đường nước bọt, nếu trong nước bọt của người bệnh chứa virus HPV. Khi virus HPV bằng cách nào đó theo nước bọt vào cơ thể người lành và tấn công vào niêm mạc vùng môi thì có thể gây ra sùi mào gà ở môi.

Giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không?

Virus sùi mào gà xâm nhập chủ yếu qua da kề da, và hoàn toàn có thể bị rửa trôi bởi máy giặt, do virus gây bệnh thường chết ngay sau khi tồn tại ở môi trường nhiệt độ thường, huống chi là ở môi trường sát khuẩn cao của bột giặt, nên rất ít khả năng người giặt đồ chung mắc sùi mào gà chỉ vì giặt đồ chung với người bệnh, tỉ lệ này là rất hiếm, trừ khi máy giặt hư hoặc đồ được giặt không kỹ.

Ngủ chung có lây sùi mào gà không?

Việc ngủ chung với người bệnh sùi mào gà có khiến bạn mắc bệnh thì còn phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có tiếp xúc với mầm bệnh khi ngủ chung hay không. Cụ thể:

sùi mào gà lây qua đường nào
Sùi mào gà lây qua đường nào: câu trả lời của bác sĩ
  • Nếu sống chung, ngủ chung, ăn uống chung với bệnh nhân nhưng không dùng chung bất kỳ đồ cá nhân nào (khăn, quần lót, bàn chải, bồn tắm, bồn cầu,…) thì không có khả năng lây nhiễm bệnh.
  • Nếu ngủ chung, nhưng trong lúc ngủ có va chạm trực tiếp với vết thương hở trên cơ thể người không bệnh với quần áo bệnh nhân dính dịch tiết hoặc cọ xát nốt sùi mào gà thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Dù tình huống này khá hiếm nhưng không phải là không thể.
  • Còn trong trường hợp ngủ chung và quan hệ tình dục bằng bất kỳ con đường nào: Đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn,… thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Sùi mào gà lây qua đường nào? Sùi mào gà có thể lây qua đường tình dục, đường máu, mẹ truyền sang con, hoặc lây truyền gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Chính vì vậy hãy tạo cho bản thân thói quen sống tốt và lành mạnh để tránh mắc phải bệnh sùi mào gà này nhé!

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm sản phẩm Gói xét nghiệm 12 tác nhân gây bệnh đường tình dục có tại Docosan 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn: onlinedoctor.lloydspharmacy.com, healthline.com, greenbergpodiatry.ca

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo