Sùi mào gà ở môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sùi mào gà ở môi là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục với khả năng lây nhiễm dễ dàng, và bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể đặc biệt là nơi có niêm mạc hoặc vùng da mỏng. Vậy sùi mào gà môi là gì? Triệu chứng của sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi
Tổng quan về sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus u nhú HPV. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên, người trong độ tuổi quan hệ tình dục hoặc độ tuổi sinh sản.

Phần lớn các người bị sùi mào gà ở môi thường nhầm lẫn rằng mình chỉ bị nhiệt miệng thông thường hoặc dị ứng ngoài da. Cho đến khi các u nhú, mụn sùi mào gà bắt đầu tăng sinh thành từng cụm, từng chùm dính với nhau như bông súp lơ hoặc mào gà thì mới chịu đi khám bệnh.

Một lý do khiến bệnh sùi mào gà ở môi thường bị phát hiện trễ là thời gian ủ bệnh của sùi mào gà tương đối lâu, khoảng từ 2 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm virus thì các biểu hiện bệnh mới bắt đầu xuất hiện rõ ràng và có thể phát hiện triệu chứng bằng mắt thường.

Xem thêm: Sùi mào gà ở họng

Nguyên nhân của bệnh sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi
Hôn cũng là 1 nguyên nhân của bệnh sùi mào gà ở môi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở môi, chúng bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex): đây là nguyên nhân phổ biến nhất, niêm mạc miệng, hầu họng tiết xúc trực tiếp với dịch tiết sinh dục của người đã bị nhiễm virus, từ đó virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người tiếp nhận và tăng sinh gây tình trạng sùi mào gà ở môi, ở miệng, họng và những nơi khác.
  • Hôn: khi hôn người đã bị mắc virus HPV, đặc biệt là khi trong miệng người đó có các vết thương gây chảy máu, sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở môi của bạn lên rất nhiều lần.
  • Sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt… cũng là nguồn lây truyền bệnh tiềm ẩn, nhất là khi không có sự đề phòng với người bệnh, và các trường hợp cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
  • Từ mẹ sang con: trẻ được sinh thường, khi đi qua âm đạo của người mẹ đã bị mắc sùi mào gà sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cho bé, và tình trạng sùi mào gà ở môi của đối tượng trẻ sơ sinh là vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực cũng như sức khỏe sau này của trẻ.

Triệu chứng sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi
các mụn thịt kết hợp với nhau thành những cục lớn tương tự như bông súp lơ

Sau khoảng 2 đến 9 tháng ủ bệnh, những triệu chứng cơ bản của bệnh sùi mào gà ở môi bắt đầu xuất hiện lần lượt như sau:

  • Đầu tiên có thể là những mảng trắng hoặc đỏ ở khu vực khoang miệng, viền môi
  • Sau đó, môi, miệng và họng bắt đầu nổi lên nhiều mụn thịt nhỏ li ti, không ngứa và phân bố rải rác độc lập, màu hồng, bề mặt trơn láng, ấn mềm không đau.
  • Lâu dần các mụn thịt này kết hợp lại với nhau thành những mảng, cục lớn có bề mặt sần sùi tương tự như bông súp lơ hoặc chiếc mào gà.
  • Khi đó, các mụn sùi mào gà lại rất dễ vỡ nếu bị tác động bên ngoài, trong quá trình ăn uống hoặc vô tình đụng nhẹ cũng có thể gây chảy máu.
  • Sùi mào gà ở môi gây tổn thương, sưng đỏ vùng da môi, dẫn đến viêm loét và gây cảm giác đau đớn.

Phân biệt sùi mào gà ở môi với nhiệt miệng

Như đã nêu trên, giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà ở môi thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng vì bệnh cũng gây đau họng, nuốt đau, ăn uống khó khăn tương tự như nhiệt miệng. Vì thế để nhận biết nhiệt miệng, chúng tôi gợi ý những triệu chứng đặc hiệu sau đây:

  • Tình trạng viêm loét với bờ sưng đỏ trong khoang miệng (giới hạn rõ)
  • Gây đau khi ăn uống, sưng đỏ viêm tấy ở hàm
  • Những vết loét nhỏ ở sàn miệng, môi, lưỡi, nướu răng
  • Tình trạng thường chỉ kéo dài không quá 2 tuần, tự thoái lui và không để lại sẹo trên niêm mạc miệng.

Chẩn đoán sùi mào gà

Khi phát hiện mình bị những triệu chứng của sùi mào gà ở môi, bạn cần thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh cũng như loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự sùi mào gà. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh, chúng bao gồm:

  • Xét nghiệm bằng acid acetic:
  • Xét nghiệm miễn dịch:
  • Xét nghiệm hóa sinh tế bào:
  • Giải phẫu mô bệnh học: Là một trong những phương pháp có độ chính xác cao, sẽ giúp xác định bản chất của tổn thương sùi mào gà.

Cách điều trị sùi mào gà

Thông thường, bệnh sùi mào gà ở môi thường được chữa trị bằng các phương pháp sau đây:

Thuốc

Sùi mào gà ở môi mức độ nhẹ thường được điều trị bằng thuốc chấm dung dịch hoặc thuốc bôi ngoài da. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng đã được bác sĩ hướng dẫn. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm được bệnh sùi mào gà nên nếu không tuân thủ điều trị đúng, nguy cơ tái phát của bệnh tương đối cao. Một số thuốc điều trị triệu chứng của bệnh sùi mào gà bao gồm:

  • Trichloactic acid
  • Podophylline nồng độ 20 – 25%: Không sử dụng cho người mang thai, nếu thấy phản ứng thì ngưng sử dụng hoặc dùng ngắt quãng.
  • Imiquimod

Các phương pháp khác

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh sùi mào gà ở môi còn có thể được chữa trị bằng những phương pháp khác dưới đây:

  • Đốt laze, đốt điện, áp lạnh
  • Phương pháp IRA

Sùi mào gà hiện nay chủ yếu điều trị để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn sự tái phát của bệnh chứ hầu như không thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể người bệnh.

Phòng ngừa sùi mào gà ở môi

Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, biện pháp này có thể ngăn chặn luôn cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác chứ không chỉ riêng sùi mào gà.
  • Không quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) hoặc quan hệ tình dục không an toàn
  • Nên chung thủy duy nhất với bạn tình (vợ, chồng) của mình, không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người cùng 1 lúc.
  • Sử dụng riêng các vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, son, bàn chải răng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Sùi mào gà ở môi: 1 số dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt lưu ý tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Có thể bạn quan tâm