Sùi mào gà ở nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Một trong các bệnh phổ biến chính là sùi mào gà, căn bệnh này xảy ra ở cả nam lẫn nữ, với các sang thương ở vùng sinh dục, gây ra khó chịu và mặc cảm với những ai đang mắc phải, đặc biệt là nữ giới. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Doctor có sẵn để biết thêm về các dấu hiệu cũng như hướng điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ

Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà – Tiện lợi, nhanh chóng và bảo mật

Sùi mào gà ở nữ là một trong những bệnh lây qua đường xã hội khá phổ biến. Phần đông đối tượng mắc bệnh đều mất tự tin, ngại giao tiếp khi xuất hiện các khối tưởng chừng khối thịt dư trên cơ thể. Không những vậy, sùi mào gà ở nữ không được phát hiện và điều trị từ sớm có thể tác động đến sức khỏe, đời sống tình dục và tạo tiền đề cho các bệnh lý khác khởi phát.

Cùng đáp ứng nhu cầu kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục tại nhà, Docosan là đơn vị y tế đã và đang cung cấp gói Xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến. Gói xét nghiệm này cho kết quả chính xác, nhanh chóng và ngoài ra bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tuyến và hướng dẫn điều trị, bao gồm cả bệnh sùi mào gà ở nữ.

sùi mào gà ở nữ
Docosan cung cấp Xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) tại nhà

Mời bạn tham khảo Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến từ Docosan.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, với tác nhân gây bệnh là Human papilloma virus (HPV). HPV có rất nhiều type gây bệnh. Trong đó phổ biến nhất là type 6 và 11, chiếm 90% các trường hợp. Một vài type nguy cơ cao có khả năng gây ra ung thư (các type 16, 18, 31, 33, 35,..)

Các con đường có thể lây nhiễm loại virus này là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, virus xâm nhập qua các tổn thương nhỏ ở niêm mạc đường sinh dục, miệng, hậu môn,..
  • Từ mẹ lây sang con trong quá trình sinh ra, em bé có thể mắc u nhú thanh quản.
sùi mào gà ở nữ
HPV là nguyên nhân chính gây sùi mào gà sinh dục ở nữ

Phụ nữ có nhiều bạn tình và có đồng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác là yếu tố thuận lợi cho nhiễm HPV.

Xem thêm: Sùi mào gà ở họng

Dấu hiệu mắc sùi mào gà ở nữ

Hầu hết người nhiễm HPV đều không có triệu chứng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1-2%. Nhiều người không biết mình bị bệnh. Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu thường rất khó thấy, một phần vì sinh dục nữ khá kín đáo và một phần ẩn sâu trong cơ thể, vì thế để phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu tương đối khó khăn.

Bệnh được biểu hiện đặc trưng bởi các sang thương xuất hiện ở vị trí bị sang chấn khi quan hệ tình dục, là những u nhú li ti có đường kính 1-10mm ở âm hộ, âm đạo, đáy chậu, lỗ tiểu, mặt ngoài cổ tử cung,… thậm chí ở môi, vòm họng, họng đối với những người có quan hệ tình dục bằng miệng.

sùi mào gà ở nữ
Hình dạng khối sùi mào gà ở nữ

Các u nhú nhỏ có thể kết hợp lại thành 1 mảng lớn, như một bông cải súp lơ hay cái mào gà, đặc biệt hay gặp ở người bị suy giảm miễn dịch hay tiểu đường. Màu sắc của sùi mào gà không sừng hoá có màu hồng tươi, đỏ, còn khi bị sừng hoá có màu xám trắng và các thương tổn nhiễm sắc có màu tro xám, nâu đen.

Sùi mào gà thường không gây triệu chứng khó chịu, tuy nhiên trong một vài trường hợp, sùi mào gà gây ngứa, nóng rát, đau, chảy máu. Huyết trắng bất thường xảy ra khi có kèm viêm âm đạo nhiễm khuẩn.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Sùi mào gà gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thân cũng như có thể tiềm tàng những nguy hại to lớn đối sức khỏe:

  • Gây stress, lo lắng và mặc cảm, lo sợ bị kì thị.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như hạnh phúc lứa đôi.
  • Có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu mắc các type HPV nguy cơ cao. Vì vậy cần theo dõi định kì hằng năm ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
  • Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm sinh dục, vùng chậu, lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nếu phụ nữ đang mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé, quá trình sinh nở. HPV có thể truyền từ mẹ sang con, gây u nhú thanh quản ở trẻ.
sùi mào gà ở nữ
Sùi mào gà ở nữ không được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Làm sao để chẩn đoán bệnh sùi mào gà?

Khi bạn nghi ngờ mình bị sùi mào gà, đặc biệt khi bạn có nhiều bạn tình và đã có quan hệ tình dục không an toàn, hãy đến bác sĩ phụ khoa hoặc da liễu để được thăm khám bộ phận sinh dục ngoài bằng kính lúp để phát hiện các tổn thương nhỏ, soi âm đạo bằng mỏ vịt để tìm sang thương ở vùng sinh dục sâu trong cơ thể như âm đạo, cổ tử cung, và làm các bước kiểm tra bằng hóa chất cũng như sinh thiết để chẩn đoán xác định, loại trừ các bệnh khác, ví dụ như là ung thư. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm phát hiện HPV và định chủng, khám và phát hiện các bệnh lây qua đường sinh dục khác.

Docosan là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm 12 tác nhân gây bệnh đường tình dục từ Docosan.

Hướng điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ

Có thể phân hướng điều trị thành 2 nhóm: điều trị tại nhà và điều trị tại cơ sở y tế.

Người bệnh tự bôi thuốc tại nhà

Một vài loại thuốc thường được sử dụng:

  • Podophylotoxin 0,5%: đây là dạng dạng dung dịch hoặc kem. Thuốc có thể bôi mà không cần rửa và ít gây độc toàn thân. Thuốc bôi ngày 2 lần bằng tăm bông, bôi 3 ngày liên tiếp rồi nghỉ 4 ngày, điều trị một đợt 4 tuần.
  • Kem imiquimod 5%: Người bệnh bôi bằng tay 3 lần/tuần, tới 16 tuần. Sau khi bôi 6-10 giờ phải rửa bằng nƣớc và xà phòng nhẹ. Hướng dẫn ngƣời bệnh bôi đúng cách trong lần đầu và yêu cầu khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.
sùi mào gà ở nữ
Sử dụng thuốc bôi tự điều trị sùi mào gà ở nữ tại nhà

Hai loại thuốc trên chỉ dùng cho vùng sinh dục ngoài như âm hộ, âm vật, không dùng để bôi ở hậu môn, âm đạo và cổ tử cung. Chưa có dữ liệu rõ ràng khi dành cho phụ nữ mang thai.

Điều trị tại cơ sở y tế

Dùng thuốc bôi

Do sử dụng các chất hoạt động mạnh và có khả năng gây tổn thương nên cần được bôi bỏi các bác sĩ có chuyên môn, với liều lượng, thơi gian và kích thước vùng bôi phù hợp.

Một số loại thuốc bôi được dùng tại cơ sở y tế là:

  • Podophyllin, dung dịch 10-25% trong cồn ethanol hoặc cồn benzoin
  • Trichloroacetic (TCA)
  • Bichloroacetic (BCA)
sùi mào gà ở nữ
Dùng thuốc bôi ngoài theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Loại bỏ tổn thương

Các tổn thương sùi to hoặc gây mất thẩm mỹ có thể được loại bỏ bới các phương pháp sau:

Cắt bỏ

Hiện nay có thể cắt bỏ sùi mào gà bằng dao, kéo hoặc laser. Trước khi cắt bỏ cần gây tê cục bộ. Phương pháp này phù hợp với các khối sùi lớn, phụ nữ mang thai

Đốt điện

Đốt sùi bằng dòng điện. Đốt điện không dùng cho người bệnh mắc máy tạo nhịp tim, thương tổn ở gần hậu môn.

Điều trị lạnh

Phương pháp sử dụng đầu áp lạnh hoặc phun nitơ lỏng vào thương tổn, làm phá hủy mô bệnh và cũng có thể gây tổn thương các vùng xung quanh, vì vậy được dùng cho các khối sùi nhỏ.

Điều trị mỗi tuần 1-2 lần trong 4- 6 tuần. Cần gây tê khi thực hiện. Hiệu quả điều trị và sự an toàn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ.

Tất cả các điều trị trên đều có thể gây đau, rát, kích thích hoặc ảnh hưởng toàn thân. Nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, có thể bạn cần chuyển cách điều trị khác.

Điều trị cho bạn tình

Vì đây là bệnh lây qua đường tình dục, nên điều trị luôn cho bạn tình là điều cần thiết. Khi bạn được hoặc nghi bị sùi mào gà, hãy nói cho bạn tình của bạn để họ đi khám và điều trị.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà

  • Vì đây là một bệnh lây qua đường sinh dục, nên cách phòng tránh tốt nhất vẫn là quan hệ tình dục an toàn, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ, xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy 1 chồng 1 vợ.
  • Tiêm vắc xin phòng nhiễm HPV
sùi mào gà ở nữ
Sử dụng bao cao su để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ

Lời kết

Sùi mào gà ở nữ là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra những tổn thương sùi tại đường sinh dục, làm người bệnh khó chịu, tự ti, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tình dục và lứa đôi. Bên cạnh đó, bệnh còn tiềm tàng những nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như dùng thuốc bôi ngoài da hay làm các thủ thuật loại bỏ. Quan hệ tình dục an toàn và tiêm phòng HPV là một trong những cách phòng ngứa tốt nhất đối với bệnh này. Hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nếu bạn nghi ngờ mình mắc sùi mào gà.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo