Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà tương đối dài nên hầu như người bệnh không để tâm đến cho đến khi những triệu chứng xuất hiện rầm rộ. Do đó các biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà luôn được đặt lên hàng đầu, kèm theo các bệnh xã hội khác lây lan qua đường tình dục. Xã hội ngày càng hiện đại tuy nhiên, bệnh sùi mào gà đã và đang trở thành một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề thời gian ủ bệnh sùi mào gà qua bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Bệnh sùi mào gà là bệnh lây lan qua đường tình dục do vi-rút HPV rất phổ biến, tạo nên các u nhú xuất hiện ở cơ quan sinh dục, miệng hoặc thậm chí cả tay, chân. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là ở những cá nhân có nhiều bạn tình. Vi-rút HPV ngày nay có hàng trăm chủng loại khác nhau, tuy nhiên hiện nay chỉ có một vài loại gây bệnh ở người, điển hình luôn được nhắc đến là HPV 16 và 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ.

Sùi mào gà là bệnh lành tính tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. Bệnh gây nên những mặc cảm, tự ti, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tốt nhất, khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được để được điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên rất khó để người bệnh có thể nhận biết kịp thời bởi bệnh diễn tiến âm thầm qua nhiều tháng. Vậy thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Bệnh sùi mào gà phát triển qua 3 giai đoạn chính, trong đó khoảng thời gian ủ bệnh sùi mào gà rất khó xác định. Hầu như người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà khi đang ở giai đoạn 2 và 3 do những triệu chứng đặc trưng mà bệnh mang lại. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn ủ bệnh thì việc điều trị sẽ có hiệu quả cao hơn và điều nay dường như rất khó chỉ được phát hiện tình cờ thông qua thăm khám các vấn đề khác. Vậy thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường diễn ra trong bao lâu?

Các bác sĩ lâm sàng chỉ ra rằng, thời gian ủ bệnh sùi mào gà của mỗi người rất khác nhau, chúng phụ thuốc vào nhiều yếu tố. Do đó, thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá dao động từ 2 tháng đến 9 tháng. Đặc biệt ở những người có thể trạng kém (người suy giảm miễn dịch, người có sức để kháng kém, …) thì khoảng thời gian ủ bệnh sùi mào gà tương đối ngắn có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Không phải ai mắc vi-rút HPV cũng đều xuất hiện triệu chứng, do đó hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của nam và nữ cũng tương đối chênh lệch. Do môi trường âm đạo của nữ ẩm ướt nên đây trở thành nơi vô cùng thuận lợi để vi-rút HPV sinh sống và phát triển nhanh chóng. Vì thể, HPV gây bệnh rầm rộ hơn ở nữ giới.

Thời gian ủ bệnh trên đây được đúc kết thông qua nhiều ca bệnh khác nhau, tuy nhiên vẫn không có mốc thời gian cụ thể. Do đó sẽ có nhiều sai lệch đối với mỗi người. Việc phòng ngừa bệnh sùi mào gà là cần thiết hơn cả so với phát hiện và điều trị. Tuy nhiên nếu bạn có hành vi nguy cơ, nên theo dõi các triệu chứng của bệnh để được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh bệnh phát triển và lây lan sang bạn đời.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Sau thời gian phát bệnh sùi mào gà, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện nốt sẩn đỏ hồng bất thường, riêng lẻ trên dương vật, âm hộ, quanh miệng hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Các nốt không gây đau, ngứa nhiều, xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, sờ vào thấy mềm, có cuống.
  • Thời gian sau, các nốt mọc ngày càng dày đặc, liên kết lại với nhau tạo thành đám. Khi đó bệnh nhân có thể cảm thấy đau, ngứa, khó chịu.
  • Các đám sùi có thể bị lỡ loét dẫn đến chảy máu bất thường hoặc chảy máu do va chạm, chấn thương.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá lâu tuy nhiên cũng đủ để cho bệnh nhân nhận biết được những thay đổi bất thường trên cơ thể của họ. Do đó, những bệnh nhân có hành vi nguy cơ nên theo dõi những triệu chứng kể trên. Nếu xuất hiện, việc đến thăm khám bác sĩ là rất cần thiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một điều lưu ý, ở nam các nốt sẩn đỏ bất thường có thể xuất hiện ở rãnh quy đầu dẫn đến nhầm lẫn với các hạt ngọc trai bình thường trong giai đoạn đầu. Do đó người bệnh cần lưu ý để tâm đến những điểm bất thường cũng như có sẵn trên cơ thể mình để nhận biết. Tránh trường hợp lo lắng thái quá.

Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào?

Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào?

Hiện nay, bệnh sùi mào gà được điều trị dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các thuốc bôi và phương pháp ngoại khoa thường được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh sùi mào gà. Một số phương pháp có thể kể đến như:

  • Thuốc bôi: Các thuốc bôi cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và hầu hết là các thuốc có tác dụng kháng vi-rút nhằm giúp tiêu diệt các vi-rút HPV gây hại. Tùy từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù đối với mỗi cá nhân. Hầu hết các thuốc bôi không được sử dụng vào các nốt sùi bên trong miệng, và khi sử dụng lần đầu nên dùng lượng nhỏ và quan sát kĩ các phản ứng dị ứng nếu có.
  • Điều trị ngoại khoa: Một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể kể đến như đốt điện, đốt laser, áp lạnh bằng nito, phẫu thuật xâm lấn. Hầu hết các phương pháp đều điều trị triệt để tác nhân gây bênh.

Bệnh sùi mào gà tuy lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà dao động từ 2 – 9 tháng hoặc thậm chí có thể nhanh hơn từ 2 – 3 tuần ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm