Các Loại Thuốc Cảm Cúm Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc cảm cúm sẽ giúp bạn thuyên giảm các triệu chứng khi mắc cảm cúm như sốt, đau đầu, mệt mỏi,… Tuy nhiên, cũng giống các loại thuốc khác, thuốc trị cảm cúm có những nguyên tắc và lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu với Docosan cảm cúm uống thuốc gì trong bài viết dưới đây nhé!

Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, hiện có 3 chủng virus cúm thường xuyên gây bệnh ở người là nhóm A,B,C, tùy loại mà có thể phát tán thành dịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây xuất hiện nhiều chủng cúm đột biến mới gây bệnh hàng loạt cho cả người và động vật như cúm A/H1N1 gây dịch cúm gia cầm…

Bệnh cảm cúm lây qua đường hô hấp, có thể lây trực tiếp qua giọt bắn (aerosol) khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp qua đường tiếp xúc từ tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Thời gian ủ bệnh của cúm từ 1 tới 4 ngày, thời gian bị lây có thể trước khi sốt 1 ngày. Bệnh có thể kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí nhiều tháng ở người mắc suy giảm miễn dịch.

Bệnh cúm có thể biểu hiện triệu chứng từ nhẹ tới nặng, những trường hợp nặng hoặc có biến chứng đe doa tính mạng cần nhập viện theo dõi để phòng ngừa nguy cơ tử vong. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đa dạng do có thể mắc nhiều chủng khác nhau, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong tùy thuộc vào độc lực của virus cũng như khả năng miễn dịch của từng cá thể. Đôi khi cảm cúm bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc các loại bệnh hô hấp do virus khác, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.

Những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm bao gồm:

  • Tuổi nhỏ hoặc người cao tuổi: dưới 5 tuổi hay trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ có thai
  • Mắc bệnh mạn tính kéo dài hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch: hen, COPD, suy tim, bệnh lý gan thận, bệnh đái tháo đường…
  • Trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài.

Các triệu chứng cảm cúm thường gặp bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan, cổ họng đau rát, khó chịu
  • Đau đầu, mệt mỏi nhiều
  • Cảm giác đau nhức toàn thân
  • Có thể có hắt hơi, sổ mũi

Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi dùng để điều trị các tình trạng nghẹt mũi thông qua cơ chế làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi để giảm tình trạng sưng ở mô đồng thời giảm sản xuất chất nhầy, nhờ đó bệnh nhân hít thở dễ dàng hơn. Các loại thuốc thông mũi cũng làm chất nhầy khô hơn. Thuốc thông mũi là một trong những loại thuốc trị cảm cúm nhanh, có ở dạng viên uống, thuốc xịt và thuốc nhỏ.

Thuốc giảm ho

Ho là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế đẩy vi trùng và dịch nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, ho liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến cổ họng và chất lượng cuộc sống. Do đó, các thuốc giảm ho có thể được dùng nếu tình trạng ho quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Các thuốc giảm ho ức chế xung thần kinh gây ra phản xạ ho. Một số loại thuốc cảm cúm, giảm ho khan phổ biến như:

  • Codein
  • Calyptin
  • Pholcodine
  • Dextromethorphan
  • Neocodion

Thuốc long đờm

Các thuốc cảm cúm giúp long đờm sẽ làm loãng dịch nhầy ở cổ họng, giúp bạn ho dễ dàng hơn, thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhân có vấn đề bất thường đường thở hoặc ho khạc đàm khó khăn, đàm vướng cổ họng nhiều không khạc được. Một số loại thuốc long đờm thường được dùng:

Các thuốc kháng histamine

Histamine là một chất tự do cơ thể tiết ra khi đáp ứng với một chất gây dị ứng hoặc dị nguyên lạ. Khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm có thể sản sinh ra nhiều histamine. Thuốc cảm cúm loại kháng histamine hoạt động thông qua cơ chế ức chế quá trình giải phóng histamine. Thuốc giúp thuyên giảm các triệu chứng sau:

  • Hắt hơi liên tục
  • Ho nhiều
  • Ngứa mũi, ngứa mắt
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi

Lưu ý thuốc kháng histamine chỉ sử dụng để điều trị hỗ trợ và không phải là thuốc kháng virus. Các hoạt chất thuộc thế hệ thuốc kháng histamine đời đầu có thể gây buồn ngủ thường chỉ nên dùng vào buổi tối. Một số thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ thứ hai ít gây buồn ngủ được sử dụng hiện nay:

  • Cetirizine
  • Fexofenadine
  • Loratadine

Thuốc giảm đau

Thuốc cảm cúm loại giảm đau sẽ giúp giảm các tình trạng đau do cám cúm như: đau cơ, đau đầu, đau họng,… Các hoạt chất phổ biến có trong đa số các loại thuốc cảm cúm hiện nay:

  • Paracetamol 
  • Ibuprofen
  • Naproxen

Các lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm

Một số thuốc trị cảm có chứa nhiều hoạt chất khác nhau, do đó nếu vô tình dùng quá liều có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn. Do đó bạn không nên tự ý mua thuốc cảm cúm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn một cách chính xác nhé. Đặc biệt, không có chỉ định kháng sinh đối với mọi trường hợp cảm cúm, kháng sinh chỉ được dùng khi có trường hợp nghi bội nhiễm, căn bản kháng sinh không có tác dụng với virus. Kháng sinh dùng sai mục đích có thể gây hại cho cơ thể.

Với trường hợp cảm nhẹ, các bậc phụ huynh có thể cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý, xịt rửa mũi hoặc uống nước chanh nóng với mật ong để làm dịu cơn đau họng đặc biệt trong các trường hợp ho nhiều sẽ giúp giảm ho. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Thuốc cảm cúm cho bé có liều quy định riêng theo cân nặng và độ tuổi do đó ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng thuốc.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Thuốc cảm cúm và những lưu ý khi sử dụng bạn cần biết”. Hy vọng với bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bị cảm cúm uống thuốc gì. Khi bị cảm cúm bạn cần thăm khám bác sĩ và không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: CDC

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo