Tiêm phòng rubella cho trẻ em và những điều cần biết

Tiêm phòng rubella là một hình thức giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh do virus Rubivirus gây ra. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về loại vaccine này trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phòng Rubella phòng ngừa bệnh gì?

Rubella là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Hầu hết những bệnh nhân rubella thường có các dấu hiệu như sốt nhẹ, đau họng, phát ban, nhức đầu, nổi hạch, đau mắt đỏ. Rubella có thể là căn nguyên dẫn tới sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi nếu phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này.

Virus Rubella có đường truyền nhiễm là các giọt nhỏ trong không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Rubella nhìn chung là có mức độ nhẹ, có khoảng 50% các trường hợp bệnh không biểu hiện ra triệu chứng. Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm xuất hiện ban đỏ ngoài da, sưng các tuyến và thỉnh thoảng có thể kèm theo đau khớp.

Trẻ em nếu mắc phải hội chứng Rubella bẩm sinh có thể bị khiếm thính, khiếm thị và một số khuyết tật suốt đời khác như hội chứng tự kỷ, đái tháo đường và có thể mắc phải rối loạn chức năng tuyến giáp. Nguy cơ mắc bệnh này cao nhất ở những quốc gia mà phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã từng bị Rubella trong khi mang thai. Khi chưa có sự ra đời của vaccine có 4 trẻ sơ sinh trong 1000 trẻ sinh ra còn sống sau đó được chẩn đoán mắc CRS.

Một số giải thích cho rằng một phụ nữ bị virus Rubella tấn công sớm trong thai kỳ có khả năng lây truyền virus cho thai nhi lên tới 90%. Điều này có thể dẫn tới cái chết của thai nhi hoặc thể gây ra CRS. Triệu chứng nhiễm Rubella ở trẻ em bao gồm phát ban đỏ, sốt (<39 ° C), buồn nôn, viêm kết mạc nhẹ, sưng hạch sau tai và ở cổ.

Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có khả năng mắc bệnh. Nhiều trẻ nam vị thành niên và nam giới trẻ tuổi có thể chưa được tiêm phòng Rubella và có nguy cơ lây bệnh cao. Thai nhi của những bà mẹ chưa tiêm vaccine ngừa Rubella hoặc có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

tiem-phong-rubella

Tiêm phòng sởi Rubella cho trẻ như thế nào cho đúng?

Ở nhiều nước trên thế giới tiêm phòng Rubella được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng dành cho trẻ em và thường kết hợp với vaccine phòng ngừa Sởi -Quai bị – Rubella (MMR). Liệu trình tiêm phòng Rubella gồm 1-2 mũi, thường được tiêm trong những năm đầu đời.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta, tiêm phòng Rubella cho trẻ em được kết hợp thành tiêm phòng Sởi – Rubella cho trẻ và mũi tiêm này hoàn toàn miễn phí.

Mũi 1 sởi đơn được tiêm vào tháng tuổi thứ 9 của trẻ. Mũi 2 sởi kép tiêm phối hợp với Rubella vừa nhắc lại mũi sởi vừa phối hợp tiêm phòng Rubella được thực hiện khi bé đủ 18 tháng.

Ngoài ra, chương trình tiêm dịch vụ hiện cũng có loại vaccine MMR phối hợp cả 3 nhóm vaccine ngừa Sởi – Quai bị – Rubella, xu hướng hiện nay các bậc cha mẹ đều tiến hành cho con tiêm 3 mũi phối hơp này để nâng cao hiệu quả bảo vệ cho con trẻ.

Vaccine MMR trong chương trình tiêm chủng dịch vụ được bào chế dưới dạng kết hợp vaccine 3 trong 1, được chỉ định tiêm theo hướng dẫn như sau của nhà sản xuất:

  • Mũi thứ nhất tiêm cho trẻ vào tháng thứ 12 – 15m không nên tiêm sau tháng thứ 15
  • Tiêm nhắc lại một mũi sau 2 nên tiêm cách mũi 1 là 4 năm.

Một câu hỏi cũng thường được đặt ra cho bậc cha mẹ trong vấn đề tiêm chủng đó là tiêm phòng Rubella ở đâu. Đối với trường hợp lựa chọn phối hợp chỉ 2 loại vaccine là Sởi – Rubella (mũi MR) thì tiêm ở bất cứ trung tâm tiêm chủng nào vì mũi này thuộc hương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Còn mũi phối hợp 3 trong 1 thì ba mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng có chương trình vaccine dịch vụ nhé!

Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, phụ huynh cần lựa chọn các trung tâm, cơ sở tiêm chủng uy tín dựa trên các tiêu chí có nguồn gốc vaccine chất lượng và bảo quản đúng tiêu chuẩn quốc tế, có tiến hành kiểm tra sức khỏe sàng lọc trước tiêm, có khu vực theo dõi sau tiêm… Sau tiêm, nhân viên y tế sẽ theo dõi tình trạng của bé trong vòng 30 phút để xem có phản ứng nào bất thường không, nếu có thì phải xử trí phù hợp và kịp thời.

Tiêm phòng Rubella rồi có bị nữa không?

Bộ Y tế  khẳng định, tiêm phòng Sởi-Rubella có hiệu quả bảo vệ rất cao, lên tới 95% sau khi tiêm đủ theo phác đồ. Đối với các trường hợp đã được chẩn đoán xác định mắc bệnh Sởi – Rubella thì không cần tiêm nữa. Nếu chỉ ghi nhận sốt phát ban nghi ngờ Sởi hoặc Rubella thì việc tiêm ngừa Sởi – Rubella trong chiến dịch này là cần thiết.

Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn đang có tâm lý lo ngại về vấn đề trẻ có bị sốt sau khi tiêm phòng Rubella, đặc biệt là khi tiêm mũi MMR. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ em bị sốt nhẹ sau khi tiêm các loại vaccine là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Hơn nữa, sốt sau khi tiêm ngừa là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang có đáp ứng với thuốc và cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm.

Các loại vaccine phòng bện hiện nay đều đã được kiểm chứng, đánh giá với độ an toàn cao cho trẻ em. Theo một số thống kê đã báo cáo về các phản ứng phụ sau khi tiêm thì các đối tượng có tỉ lệ bị sốt nhẹ (5-15%), phát ban (5%)… Hầu hết các triệu chứng đều rất nhẹ và sẽ tự giới hạn trong vòng tối đa 2 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng là rất hiếm gặp.

Mặt khá, phụ huynh cần chủ động báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của con em mình như có đang mắc các bệnh nào không, có đang điều trị bệnh gì không, có dị tật bẩm sinh, đặc điểm dị ứng, bé đã từng có tiền sử phản ứng mạnh ở những lần tiêm ngừa trước đó (sốt cao, phát ban, sưng nề tại vùng tiêm.

tiem-phong-rubella

Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được uống tiêm phòng Rubella rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em. Các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch, đủ liệu trình sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: Rubella Vaccination, CDC.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo