Tiêm phòng uốn ván ở đâu là uy tín?

Nên tiêm phòng uốn ván ở đâu? Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tinh nguy hiểm hay gặp ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở vùng nông thôn, khí hậu nóng ẩm, đất nhiều chất hữu cơ. Tiêm phòng uốn ván giúp trung hòa độc tính của vi khuẩn, cải thiện tiên lượng tử vong cho bệnh nhân. Các trường hợp không được tiêm phòng uốn ván thì tỷ lê tử vong rất cao khi mắc bệnh. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về tiêm phòng uốn ván qua bài viết sau đây.

Tiêm phòng uốn ván ở trẻ em nằm trong Chương trình Tiêm chung quốc gia

Uốn ván là bệnh gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostridium Tetani gây nên. C.Tetani là trực trùng Gram dương, yếm khí tuyệt đối, được tìm thấy chủ yếu ở vật dụng kim loại bị gỉ sét, cống rãnh hoặc phân của động vật,… Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ngoài da, vết mổ hoặc nạo phá thai không đảm bảo vệ sinh. Bệnh uốn ván nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do co thắt hầu họng, thanh quản dẫn đến suy hô hấp, biến chứng tim mạch hay bội nhiễm.

Vi khuẩn uốn ván tác động lên cơ thể bằng cách tiết độc tố Tetanospasmin và Tetanolysin gây tăng trương lực cơ, co thắt cơ và không ổn định thần kinh tự chủ. Người bệnh nếu như chưa tiêm phòng uốn ván cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí huyết thanh trung hòa độc tố kịp thời để giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa được cho là hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắc xin uốn ván.

Mức chi phí trung bình cho việc điều trị uốn ván tại Bệnh viện Nhiệt đới có thể lên đến 50 triệu Việt Nam đồng cho những ca uốn ván không biết chứng, thậm chí có thể lên đến 200 triệu cho những ca có biến chứng hoặc bội nhiễm. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván là vô cùng quan trọng, không chỉ giảm thiểu rủi ro cho bản thân và gia đình mà còn giải tỏa bớt gánh nặng Y tế cho xã hội.

Các triệu chứng của uốn ván có thể gặp bao gồm:

  • Mệt mỏi, mỏi hàm, nhai nuốt khó.
  • Co cứng cơ theo trình tự lần lượt là cơ nhai (khít hàm), cơ mặt (cười nhăn – vẻ mặt uốn ván đặc trưng), cơ cổ (cứng cổ), cơ lưng và thắt lưng, cơ bụng, cơ chi dưới và cuối cùng là cơ chi trên.
  • Khó nói, khó nuốt, khó thở và khó đại tiểu tiện.
  • Co giật.

Hiện nay, việc điều trị bệnh uốn ván chủ yếu phụ thuộc vào trung hòa độc tố uốn ván, xử trí vết thương và kháng sinh điều trị nguồn gốc nhiễm khuẩn kết hợp sử dụng thuốc an thần và thuôc giãn cơ để kiểm soát co thắt và rối loạn thần kinh thực vật. Người mắc bệnh uốn ván có thể phải đối diện nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn bệnh viện do thường phải nằm viện dài ngày trong các khoa Hồi sức – cấp cứu (ICU).

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng như thế nào?

Vắc xin phòng uốn ván

Vắc xin uốn ván không tạo nên hệ miễn dịch bền vững suốt cả đời để chống lại căn bệnh này do đó ngoài việc tiêm chủng khi còn nhỏ chúng ta cần phải tiêm nhắc lại theo định kỳ mỗi 10 năm một lần để ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván xâm nhập hiệu quả và “gợi nhớ” trí nhớ miễn dịch trong cơ thể. Nhưng hầu như chúng ta đều nghĩ rằng việc tiêm phòng uốn ván từ nhỏ có thể bảo vệ cơ thể khỏi khuẩn uốn ván suốt cả đời, đây là một khái niệm hoàn toàn sai lầm!

Hiện nay có 4 loại vắc xin uốn ván được dùng để phòng bệnh, đi kèm với đó vắc xin có thể hỗ trợ phòng chống các bệnh khác:

  • Vắc-xin bạch hầu và uốn ván (DT).
  • Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTaP).
  • Vắc-xin uốn ván và bạch hầu (Td).
  • Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap).

Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 7 tuổi thường được sử dụng loại DTaP hoặc DT, trong khi trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn sử dụng Tdap và Td. Điều này sẽ được nhân viên y tế tư vấn kĩ càng khi bạn đến tiêm phòng uốn ván tại các cơ sở y tế. Đặc biệt hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất vắc xin VAT chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt.

Lịch tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn ván cho trẻ là rất quan trọng

Lịch tiêm phòng uốn ván được áp dụng khác nhau ở các lứa tuổi vì thế các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để tránh bỏ lỡ mũi tiêm cho bé và đôi khi là cho bản thân. Dưới đây đề cập đến lịch tiêm phòng khi chưa có vết thương ngoài da hoặc yếu tố nguy cơ nhiễm bào tử uốn ván, nếu bạn đã nghi ngờ mình có khả năng nhiễm bào tử uốn ván thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn rõ ràng, phù hợp.

  • Dưới 5 tuổi: DTaP tháng tuổi thứ 2-3-4, mũi thứ 4 vào 14-18 tháng tuổi và nhắc lại sau 5 năm, sau đó mỗi 10 năm.
  • Trẻ em và người lớn: tiêm 3 mũi tháng 0-1-6 hay tháng 0-1-12 và nhắc lại sau 5 năm, sau đó mỗi 10 năm.
  • Thai phụ: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách ngày dự sanh tối thiểu 2 tuần.

Tất cả trẻ em từ khi sinh ra đều được tiêm phòng uốn ván theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây cần chú trọng hơn trong việc tiêm phòng uốn ván vì khả năng nhiễm bào tử uốn ván khá cao trong quá trình sinh hoạt, lao động, làm việc:

  • Công nhân xây dựng: tai nạn lao động luôn dễ xảy ra đối với những người làm trong nghề xây dựng và để lại các vết thương hở nhiễm trùng. Không những thế các vật liệu như sắt, thép, bê tông làm tăng khả năng nhiễm bệnh uốn ván.
  • Làm việc trong trang trại chăn nuôi: do phải thường xuyên làm việc trong môi trường bùn đất, tiếp xúc với phân gia súc, gia cầm nên những người làm việc trong môi trường này thường có khả năng mắc bệnh uốn ván rất cao.
  • Phụ nữ đang mang thai: uốn ván sơ sinh ở trẻ (hay còn gọi là uốn ván rốn) xảy ra từ ngày thứ 3 đến 28 sau sinh, ngõ vào thường từ vết thương cắt dây rốn do dụng cũ hoặc tay phẫu thuật viên không đảm bảo vô trùng. Uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong rất cao, do đó thai phụ nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ cho cả mẹ và bé trước nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm phòng uốn ván là quyền và nghĩa vụ của mỗi bậc cha mẹ đối với con cái, vì thế phụ huynh cần phải tìm hiểu rõ ràng để đưa bé đến chủng ngừa uốn ván đúng lịch và đúng số liều nhằm tạo ra miễn dịch tối ưu cho trẻ. Nếu bản thân có nghi ngờ phơi nhiễm với bào tử uốn ván, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí phù hợp.

Xem thêm: Giá tiêm uốn ván

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo