Tiêm phòng viêm não Nhật Bản và những điều cần biết

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản là một trong những vaccine có trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Việt Nam. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về mũi vaccine này trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản phòng ngừa bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm có trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Bệnh xuất hiện nhiều ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hiện chưa có điều trị đặc hiệu. Tỉ lệ mắc từng được ghi nhận là : gần 68000 ca mỗi năm, tỉ lệ tử vong từ lên đến 30%. Một nửa các ca bệnh ghi nhận các biến chứng nặng nề sau khi mắc bệnh.

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành khắp mọi vùng miền. Khu vực miền Nam bệnh xuất hiện rải rác quanh năm; còn với miền Bắc, bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp vào mùa mưa, đỉnh cao là tháng 6 – tháng 7 xuất hiện các ổ dịch tai các vùng miền núi trung du phía Bắc.

Độ tuổi mắc bệnh trải dài từ già tới trẻ nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Dấu hiệu của bệnh rất đa dạng. Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh từ 5 – 15 ngày (trung bình khoảng 7 ngày), khởi phát 1 – 4 ngày. Triệu chứng ban đầu bao gồ sốt, đau đầu, nôn; các triệu chứng toàn thân kéo dài 1 – 2 tuần như sốt cao lên tới 40 độ C, rối loạn tri giác (lơ mơ, li bì, hôn mê), triệu chứng của hệ thần kinh (co giật, rối loạn thần kinh thực vật, liệt chi, cổ gượng, dấu hiệu tháp,…)

Bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong lên đến 30%, 50% ghi nhận có di chứng tàn tật: 30% rối loạn vận động, 20% xuất hiện co giật, 20% có di chứng rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ), 50% có di chứng tàn tật nhẹ như gặp khó khăn trong học tập, có vấn đề trong cử chỉ hành vi và nhiều di chứng thần kinh khác.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản đã giúp Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khống chế được tỉ lệ mắc bệnh, giúp trẻ em có sinh ra và lớn lên khỏe mạnh hơn. Việc đầy lùi được tỉ lệ nhiễm bênh đã giúp giảm tải cho ngành y tế và giảm được rất nhiều kinh phí điều trị chỉ thông qua tiêm vaccine.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản hiện có những loại vaccine nào?

Hiện nay đang lưu hành 2 loại thuốc tiêm phòng não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml.

Vaccine viêm não Nhật Bản JEVAX do Việt Nam sản xuất, được tạo ra từ virus viêm não có đã bị bất hoạt bất hoạt và trở nên an toàn với cơ thể con người. Vaccine này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 đến dưới 15 tuổi, theo phác đồ như sau:

  • Mũi 1: khi trẻ đủ từ 12 tháng tuổi trở lên.
  • Mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 từ 1 – 2 tuần.
  • Mũi 3: sau mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.
  • Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 mũi cho đến khi 15 tuổi.

Vaccine phòng viêm não Nhật Bản Imojev là vaccine sống, giảm độc lực, được tái tổ hợp với virus sốt vàng. Loại vaccine này được chỉ định phòng ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên: 9 tháng – 18 tuổi: 2 liều cách nhau 12 – 24 tháng.

Trước khi triển khai tiêm phòng viêm não Nhật bản, virus viêm não này là “kẻ đứng sau” gây ra 25 – 30% các ca viêm não phải nhập viện điều trị và gây ra nhiều trường hợp tử vong. Hiện nay với sự tiến bộ của y học và tay nghề của bác sĩ thì tỉ lệ này đã giảm xuống (còn dưới 10%. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện bùng nổ trở lại nếu trẻ không được tiêm phòng đầy đủ.

Đối tượng nào được tiêm và không được tiêm phòng viêm não Nhật Bản?

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản được khuyến cáo cho trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên gồm 3 lần tiêm như sau:

  • Mũi 1: trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên
  • Mũi 2: sau mũi tiêm thứ nhất 1-2 tuần
  • Mũi 3: sau mũi thứ hai 1 năm
  • Liều tiêm nhắc lại: sau 3 năm tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch.

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 được tiêm chủng miễn phí vaccine phòng viêm não Nhật Bản tại các trạm y tế xã phường với lịch tiêm 3 mũi theo khuyến cáo.

Chống chỉ định khi tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản loại JEVAX:

  • Không tiêm vaccine JEVAX với những người dị ứng với những thành phần của vắc-xin
  • Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh
  • Trẻ đang có triệu chứng sốt cao, đang mắc bệnh cấp tính, đang không khỏe mạnh hoặc mắc bệnh nhiễm trùng khác (đợi khi nào các tình trạng này chấm dứt mới nên đưa bé đi chích)
  • Trẻ mắc các bệnh ác tính nói chung và các bệnh mạn tính đái tháo đường hay bệnh tim, gan, thận, bất thường trong hệ táo máu, các bệnh lý ung thư,…
  • Trẻ có tiền căn dị ứng hay quá mẫn với các loại vaccine
  • Phụ nữ mang thai

Những trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine IMOJEV:

  • Không tiêm vaccine IMOJEV cho trẻ dị ứng với những thành phần có trong vaccine
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Bị suy yếu miễn dịch tế bào, suy giảm miễn dịch bẩm sinh 
  • Trẻ có triệu chứng suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV bẩm sinh

Những lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản

  • Sau khi được tiêm phòng viêm não Nhật Bản, phải để trẻ ở lại khu vực tiêm trong vòng 30 phút để được bác sĩ theo dõi.
  • Khi về, bố mẹ cần phải vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không được đắp hoặc bôi bất cứ chất gì vào chỗ tiêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng trực tiếp.
  • Sử dụng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ phải tiến hành lau mát cho trẻ và có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và toa thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Sau tiêm nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, thực phẩm sử dụng phải được đảm bảo an toàn vệ sinh. Bổ sung thêm các khoáng chất, thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng để giúp bé tăng đề kháng.

Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được tiêm phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em. Các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ liệu trình và đúng phác đồ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Xem thêm: Giá vacxin viêm não Nhật Bản

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Japanese encephalitis, CDC

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo