Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng phương thức tiêm chủng cũng như có các hoạt động vệ sinh, sinh hoạt phù hợp. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ cung cấp một bức tranh tổng quan những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do cầu trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp, do đó rất dễ lây lan từ người này sang người khác và tạo thành dịch. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng vaccine.

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% – 10%.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu?

Cầu trực khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người một cách trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh) hoặc gián tiếp (tiếp xúc với các vật có hiện diện cầu trực khuẩn, chẳng hạn như ly uống nước hoặc khăn giấy mà người bệnh sử dụng). Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh bạch hầu nếu ở trong khoảng cách gần với người đã nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc xì mũi.

Ngay cả khi người bị nhiễm vi khuẩn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh bạch hầu, họ vẫn có thể lây truyền vi khuẩn trong tối đa 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn thường tác động vùng mũi và cổ họng của bệnh nhân. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tiết ra các độc tố nguy hiểm đi vào máu, đồng thời tạo ra một lớp màng phủ dày, màu xám ở một số nơi trong cơ thể bệnh nhân như :

  • Mũi
  • Họng
  • Lưỡi
  • Khí đạo
bach hau
Bệnh bạch hầu thường gây ra một lớp phủ dày, màu xám ở những vùng sau của cơ thể

Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn sinh ra cũng có thể gây tổn thương các cơ quan khác, bao gồm tim, não và thận, dẫn đến những biến chứng có thể đe dọa tính mạng, chẳng hạn như:

  • Viêm cơ tim
  • Liệt
  • Suy thận

Các yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu rất hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Châu Âu vì trẻ em được tiêm chủng ngừa bệnh bạch hầu. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, bệnh bạch hầu vẫn còn khá phổ biến vì các nước này có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trẻ em dưới 5 tuổi và những người lớn trên 60 ở những quốc gia này tuổi đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh bạch hầu sẽ cao hơn nếu bạn:

  • Không tiêm chủng đúng hẹn
  • Đi đến một quốc gia chưa được cung cấp chủng ngừa bệnh bạch hầu.
  • Có vấn đề về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như AIDS.
  • Sống trong điều kiện mất vệ sinh hoặc dân cư tập trung đông đúc.

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì?

Các dấu hiệu của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng từ hai đến năm ngày kể từ khi bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Một số người bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những bệnh nhân khác có thể có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là bệnh nhân có một lớp màng phủ dày, màu xám trên vùng cổ họng và amidan, nếu bóc ra sẽ gây chảy máu. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Sưng hạch ở cổ
  • Ho ông ổng
  • Đau họng
  • Da hơi xanh
  • Chảy nước dãi
  • Cảm giác khó chịu
benh bach hau min
Triệu chứng bệnh bạch hầu có thể tương tự như cảm lạnh thông thường

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

  • Khó thở hoặc nuốt khó
  • Giảm thị lực
  • Nói lắp
  • Dấu hiệu của sốc : Da xanh xao và lạnh, đổ mồ hôi và tim đập nhanh

Những người vệ sinh cá nhân kém hoặc sống ở khu vực nhiệt đới có nhiều khả năng mắc bệnh bạch hầu da. Da của người bệnh thường bị loét và tấy đỏ.

Cách điều trị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một chứng bệnh nghiêm trọng mà bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có đủ điều kiện để điều trị, đồng thời cách ly bệnh nhân kịp thời để tránh lây nhiễm.

Bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh chống độc tố bạch hầu để trung hoà các độc tố do vi khuẩn tạo ra, sau đó kê đơn thuốc kháng sinh, chẳng hạn như erythromycin hoặc penicillin để giúp loại bỏ nhiễm trùng.

Trong thời gian điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu người nhà chăm sóc bệnh nhân ở lại bệnh viện để tránh lây nhiễm bệnh sang người khác, và được điều trị kịp thời nếu bị nhiễm vi khuẩn từ người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bệnh có thể phòng ngừa bằng việc tiêm phòng bạch hầu.

Hiện nay tại Việt nam có các loại vaccine sau :

  • Vaccine 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – Viêm gan B (DPT-VGB-Hib (SII))
  • Vaccine 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B 
  • Vaccine 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib 
  • Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT)
  • Vaccine bạch hầu – uốn ván (Td)
chich ngua bach hau
Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh và vắc xin

Trong một số trường hợp hiếm, trẻ có thể bị dị ứng với thuốc chủng ngừa dẫn đến co giật hoặc phát ban, sau đó tình trạng này sẽ biến mất.

Vaccine bệnh bạch hầu chỉ có hiệu lực trong 10 năm, vì vậy trẻ em sẽ cần được tiêm nhắc lại vào giai đoạn khoảng 12 tuổi. Đối với người lớn, cách tốt nhất là nên tiêm vaccine kết hợp bạch hầu-uốn ván-ho gà trong một lần tiêm, và tiêm nhắc lại bạch hầu – uốn ván cứ sau mỗi 10 năm.

Bác sĩ khám và điều trị bệnh bạch hầu

DHA Healthcare là Phòng khám Đa khoa được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, quy tụ đội ngũ bác sĩ trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.

PGS. TS. Nhan Trừng Sơn đã có 50 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh về tai mũi họng, chuyên điều trị bệnh tai mũi họng cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

ThS. BSCKII. Nguyễn Thanh Vũ có trên 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh về tai mũi họng.

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời nếu bạn đang có những nghi ngờ về vấn đề sức khỏe.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Diphtheria – Healthline.com

Contact Me on Zalo