Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì cho mau khỏi?

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì ? là câu hỏi được quan tâm nhiều của các bậc phụ huynh khi bé con của mình bị mắc phải căn bệnh này. Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và bệnh thường tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, tuy nhiên để trẻ nhanh hết bệnh thì có thể bôi thuốc cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vấn đề dùng thuốc uống cho trẻ bị bệnh chân tay miệng ở bài viết sau đây nhé!

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh gây ra do virus và thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh. Người lớn và thiếu niên trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này do cơ thể đã có đầy đủ các kháng thể cần thiết. 

Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi ( nếu không biến chứng ) mà không cần dùng thuốc bôi để điều trị. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là hiếm gặp, nó có thể gây viêm não hoặc viêm màng não.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Bệnh chân tay miệng là gì ?

Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì?

Các bộ phận mắc bệnh như: miệng, chân, tay, lưỡi, các vùng trên cơ thể. Sau đó, các nốt ban này sẽ dần hình thành dạng phỏng nước và gây ngứa cho trẻ. Triệu chứng rõ ràng nhất của tay chân miệng là các vết loét ngoài da.  Vết loét là dạng vết thương hở, vì thế cần thật cần thận khi chọn thuốc bôi ngoài da cho trẻ bị tay chân miệng. Trên thực tế, các vết loét chỉ gây đau đớn trong khoảng 2 – 3 ngày rồi tự đóng vảy và biến mất dần sau đó mà không cần dùng thuốc uống hay bôi ngoài da.

Bố mẹ khi thấy trẻ có nốt trên các bộ phận kể trên không được tự ý bôi thuốc cho con. Hãy đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để khám và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc bôi bình thường hầu hết không có tác dụng, trong khi gây bít các vết loét khiến chúng nghiêm trọng hơn thậm chí là có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bôi thuốc sẽ dẫn đến biểu hiện bệnh tạm thời thuyên giảm, các vết loét có thể bị tổn thương và khó điều trị hơn. Đặc biệt bố mẹ không được dùng cồn để sát khuẩn bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng loét lâu khỏi. Tuy nhiên, vì là vết thương hở nên vẫn cần có chế độ chăm sóc thích hợp trên các vết loét để giảm nguy cơ nhiễm trùng và phần nào đó giúp chúng mau chóng lành lặn hơn.

Thường thì khi đi khám bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanh methylen, milian,… và niêm mạc như zytee, kamistad,… khi có các vết loét trên da. Các bố mẹ cũng có thể sử dụng nước muối pha thật loãng để chăm sóc các vết loét. Chú ý rằng nước muối có thể khiến các vết loét đau đớn và khó chịu hơn trong thời gian ngắn.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Thuốc bôi chứa calamine thường được sử dụng phổ biến để giảm triệu chứng ngứa, đau và khó chịu khi kích ứng da

Nếu trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng histamin dạng uống hoặc thuốc bôi. Trong đó, thuốc bôi chứa calamine thường được sử dụng phổ biến để giảm triệu chứng ngứa, đau và khó chịu khi kích ứng da. Ngoài ra, không dùng cồn, các loại thuốc hoặc dung dịch sát trùng có nồng độ mạnh. Con của bạn đang nhạy cảm và bé không thể chịu đựng đau đớn do những loại thuốc này mang lại.

Những thuốc bôi hiệu quả cho trẻ bị chân tay miệng 

Xanh methylen 

Xuất xứ: Việt Nam. Thành phần chính chỉ là Xanh Methylen nồng độ 0,05%. Công dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm vết loét, phỏng nước. Đối tượng sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách dùng: Thấm vào bông, bôi lên vết loét, bọng nước trên chân, tay, mông, gối cho bé. Đánh giá thuốc bôi Xanh methylen :

Ưu điểm:

  • Không gây xót
  • Là thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • Rẻ tiền
  • Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngày

Nhược điểm:

  • Không được dùng để bôi các vết loét trong khoang miệng
  • Hiệu lực kháng khuẩn kém
  • Mụn nước chậm khô se
  • Bám màu, làm bẩn quần áo, chân tay
  • Màu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương da

Dung dịch bôi Glycerin borat 

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Dung dịch bôi Glycerin borat 

Xuất xứ tại Việt Nam. Thành phần là Natri tetraborat 3%. Công dụng chính là sát khuẩn vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách dùng: Cho bé ngồi thẳng, há to miệng, thấm thuốc vào bông rồi bôi nhẹ lên vết loét, mụn nước. Thực hiện 1-2 lần/ngày. Đánh giá Glycerin borat trong bôi tay chân miệng cho bé 

  • Ưu điểm: An toàn. Chuyên dùng để vệ sinh răng miệng trẻ em
  • Nhược điểm: Tác dụng kìm khuẩn yếu. Ít hiệu quả khi sử dụng để sát khuẩn vết loét, phỏng nước trên da

Gel bôi Kamistad

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Gel bôi Kamistad

Xuất xứ: Đức. Thành phần gồm Lidocain, dịch chiết hoa cúc. Công dụng là giúp giảm đau, sát trùng vết loét trong khoang miệng. Đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ và người lớn

Cách dùng: Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần bôi khoảng 1/4cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc lên vết loét, phỏng nước tại vùng miệng. Dùng 3 lần mỗi ngày.

Đánh giá Kamistad dùng trong chân tay miệng ở trẻ:

  • Ưu điểm: Có tác dụng giảm đau các vết loét, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Vừa có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm
  • Nhược điểm: Hiệu quả kháng khuẩn không cao. Nếu trẻ nuốt phải có thể gây ra co giật và thường chỉ sử dụng bôi vùng niêm mạc miệng

Gel bôi Kin Baby 

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì
Gel bôi Kin Baby 

Thành phần gồm chiết xuất hoa Cúc La Mã, chiết xuất cây Hoa Xôn, Vitamin B5. Đối tượng sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách dùng: cho lượng nhỏ vừa đủ ra ngón tay. Thoa đều lên vết loét và bọng nước, thoa lan rộng ra xung quanh và để yên 10 phút. Bôi được cả các vết loét, bọng nước ở miệng hay chân tay. Công dụng chính là:

  • Chamomile trong Cúc La Mã ức chế sản sinh Prostaglandins và Leukotrienes là giảm phản ứng viêm, phù nề, mang lại cảm giác dễ chịu cho bé.
  • Acid Ursolic chiết xuất từ Cây Hoa Xôn có tác dụng giảm đau mạnh bằng cách can thiệp vào chuỗi phản ứng viêm của tế bào
  • Vitamin B5 giúp đẩy nhanh quá trình hàn kín vết thương, tăng độ bền vững của các mô liền sẹo.

Đánh giá gel bôi Kin Baby trong chân tay miệng ở trẻ:

  • Ưu điểm: Giảm đau các vết loét miệng, giúp bé dễ chịu, ăn tốt hơn và kích thích liền sẹo
  • Nhược điểm: Không có khả năng kháng khuẩn. Chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ dưới 10 tuổi. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Có thể bạn quan tâm