Trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì là câu hỏi rất thường gặp của các bậc cha mẹ có con mắc bệnh thủy đậu. Dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh thủy đậu không phải là chuyện dễ dàng, nếu không lưu ý kỹ có thể vô tình làm nặng nề hơn tình trạng bệnh của bé. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm câu trả lời đúng cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thủy đậu ở trẻ là gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam), là một bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch, do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra.

Bệnh thủy đậu ở trẻ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với sang thương da và niêm mạc.

Bệnh thủy đậu gây sốt và phát ban toàn thân nhiều đợt với nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau (sẩn, mụn nước, mụn mủ và đóng mày) trên cùng một vùng da kèm theo ngứa, sau đó chuyển sang dạng bóng nước và vỡ ra. Cụ thể diễn tiến của sang thương da trong bệnh thủy đậu:

  • Dát hồng ban, sẩn, ngứa → mụn nước (căng, lõm ở trung tâm, rải rác)→ mụn mủ → mài
  • Niêm mạc: mụn nước vỡ nhanh, để lại vết loét nông
  • Sang thương mới ngưng xuất hiện vào ngày thứ 4 và hầu hết đóng mài vào ngày thứ 6
  • Bệnh thường tự khỏi, mài tự tróc sau 1-3 tuần, có thể để lại dát giảm sắc tố
  • Sẹo thường do bệnh nhân gãi hay do nhiễm trùng

Bệnh thường diễn tiến lành tính, biến chứng trầm trọng, thường gặp ở người lớn và cơ địa suy giảm miễn dịch hiếm xảy ra nhưng có thể gây tử vong như viêm phổi, viêm não.

Trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Trẻ bị thuỷ đậu kiêng gì?

trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần muốn sang thương của bé mau lành và cũng như giúp con mau khỏi bệnh thì hãy nhanh tay ghi lại các loại thực phẩm sau mà trẻ em cần kiêng giữa muôn vàn các loại thực phẩm hiện nay, chủ yếu cần tránh những ăn những thực phẩm tăng kích ứng trên cơ thể, cản trở quá trình hồi phục da, khiến bệnh lâu khỏi hơn, khó chữa sẹo thuỷ đậu về sau như:

  • Thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn là thực phẩm có thể khiến bé ăn vào ngứa ngáy, bệnh tình nặng hơn.
  • Các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật … dễ gây nóng trong người, da tăng tiết mồ hôi làm tiết nhờn ở da nhiều hơn, vi rút phát triển mạnh và gây ra nhiều nốt mụn, nhờn tích tụ làm vi khuẩn phát triển, khiến cho tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, các cơn ngứa ngáy cũng tăng lên rất khó chịu, cuối cùng hình thành các vết sẹo khó lành và có thể gây viêm da trầm trọng.
  • Đặc biệt không cho trẻ mắc bệnh thủy đậu ăn hải sản và các thực phẩm tanh khác như tôm, cua, cá, hải sản các loại, thịt gà, thịt bò… đây là những thực phẩm dễ gây ra các kích ứng trên da, khiến quá trình hồi phục da lâu hơn hoặc gây thâm sẹo xấu khó chữa về sau.
  • Không cho bé ăn các món ăn từ gạo nếp, như xôi chẳng hạn. Vì chúng sẽ khiến các bọng mủ trên cơ thể trở nặng hơn.
  • Khi mắc bệnh thủy đậu, tránh cho bé ăn các chế phẩm làm từ sữa. Chẳng hạn như kem, bơ, phô mai,…
  • Kể cả các loại hạt trái cây, các loại hạt sấy khô cũng không nên cho bé ăn.
  • 2 loại trái cây giàu axit mà bé mắc bệnh thủy đậu cần kiêng ăn là cam và chanh, trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào,
  • Nếu bé bị nổi mụn cả trong xoang miệng thì nên hạn chế ăn đồ cay nóng
  • Các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, …
  • Rau muống, các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, …
  • Thức ăn mặn, kho nhiều muối khiến cơ thể nhanh mất nước và tăng tình trạng ngứa ngáy.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: bơ, phô mai, … là những thực phẩm kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da, dễ khiến tình trạng viêm nhiễm trên các nốt mụn nước trầm trọng hơn.

Những điều trẻ bị thủy đậu cần kiêng

Hạn chế đến nơi đông người

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao thành dịch. Vì vậy để cho dịch bệnh không lây lan nhanh, cha mẹ cần hạn chế đưa trẻ bệnh thủy đậu đến nơi đông người, đặc biệt là những nơi công cộng. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ bản thân, vừa giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho những người khác, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

Kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu

trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì
Trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Thuỷ đậu sẽ gây ra tình trạng ngứa nhiều nhưng tuyệt đối bố mẹ không được để bé gãi vì những nốt thủy đậu có dạng là các tổn thương mụn nước to, bên trong chứa đầy dịch nên nếu các nốt mụn nước này bị vỡ và không được xử lý kịp thời thì rất dễ gây lây lan sang các vùng da lành khác hoặc gây nhiễm trùng với các tổn thương nghiêm trọng hơn và rất dễ để lại sẹo.

Vì thế để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, ba mẹ nên để ý để nhắc bé kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu. Có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ giảm ngứa:

Cắt ngắn và giữ sạch móng tay

Trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu sẽ rất ngứa và khiến trẻ muốn gãi nên việc cắt ngắn móng tay và giữ cho tay luôn sạch sẽ để phòng bội nhiễm ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da xâm nhập trong trường hợp trẻ không thể chịu được và gãi ngứa.

Thoa kem dưỡng da

Một số kem dưỡng da có tác dụng giúp giảm ngứa hiệu quả, làm dịu da, giúp làm khô nhanh những nốt mụn thủy đậu. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng những loại kem chứa chất kháng histamin. 

Những loại kem dưỡng chứa các thành phần sau được khuyên dùng: 

  • Phenol, tinh dầu bạc hà và long não (ví dụ kem calamine) 
  • Bột yến mạch 
Ngăn ngừa kích ứng da 
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và không cọ xát da. 
  • Thay quần áo và ga trải giường thường xuyên
  • Giữ vệ sinh môi trường sống bằng cách quét dọn nhà cửa sạch sẽ. 
  • Ngoài ra, nên dùng các chất tẩy rửa nhẹ nếu thấy quần áo, ga trải giường có dấu hiệu kích ứng da. 
Hạn chế gãi xước da gây bội nhiễm 

Hạn chế gãi lên các nốt mụn thực chất là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là với các bệnh nhi nhỏ tuổi. Các giải pháp cha mẹ có thể thử bao gồm: 

  • Cắt móng tay và làm sạch móng tay kỹ càng. 
  • Đeo găng tay sạch để tránh gây trầy xước khi gãi.
  • Dùng băng gạc dán kín vết thương hở. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. 
  • Đánh lạc hướng trẻ khi thấy trẻ bắt đầu gãi.

Tránh dùng chung vật dụng cá nhân

Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, hoặc là/ủi kỹ trước khi sử dụng hay để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh lây bệnh.

Không cần kiêng tắm

trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì
Trẻ bị thuỷ đậu nên kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, quan điểm tránh gió và kiêng tắm cho trẻ mắc bệnh thủy đậu là quan điểm cổ hủ, lạc hậu, bố mẹ tuyệt đối không làm theo. Trong thời gian bị bệnh, trẻ cần được điều trị đúng cách và tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ nhằm giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu, ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ sai lầm, cho rằng khi trẻ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì cần phải kiêng gió, kiêng tắm. Tuy nhiên, việc kiêng tắm không những không khiến bệnh giảm đi mà còn làm cho tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh trở nên nặng nề hơn do da bẩn dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng. Việc kiêng tắm cho người bệnh thủy đậu và cho mặc quá nhiều quần áo chính là tạo thêm cơ hội để các ổ virus gây bệnh thủy đậu lan rộng ra.

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng nhiều thứ, từ một số loại thức ăn trẻ nên kiếng ăn như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật … đến mốt số việc trẻ nên kiêng làm như đến nơi đông người, gãi, chạm vào nốt thủy đậu, …


Xem thêm: Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm