Vắc xin uốn ván và những điều nên biết!

Vắc xin uốn ván là một phần của nhóm chủng ngừa được khuyến cáo cho cả trẻ em và người lớn nhằm chống lại vi khuẩn uốn ván (còn được gọi là lockjaw).

Bất kỳ ai cũng có thể lây nhiễm uốn ván dù chỉ qua một vết xước nhỏ. Vi khuẩn di chuyển qua máu hoặc dây thần kinh đến hệ thần kinh trung ương. Uốn ván gây ra những cơn đau co thắt cơ và có thể dẫn đến tử vong. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin này trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng uốn ván

Bệnh uốn ván gây nên bởi độc tố của vi khuẩn uốn ván. Các triệu chứng thường bắt đầu khoảng một tuần sau khi một người bị nhiễm bệnh (hoặc từ 3 ngày đến 3 tuần, thậm chí lâu hơn). 

Các triệu chứng của bệnh uốn ván có thể bao gồm:

  • Cứng hàm (phổ biến nhất).
  • Đau đầu.
  • Cứng cơ, bắt đầu ở hàm, sau đó đến cổ và cánh tay, chân hoặc bụng.
  • Khó nuốt.
  • Bồn chồn và cáu kỉnh.
  • Đổ mồ hôi và sốt.
  • Đánh trống ngực và huyết áp cao.
  • Co thắt cơ trên mặt, gây ra nụ cười dị dạng.

Nếu không được điều trị, bệnh uốn ván có thể gây tử vong do ngạt thở.

benh uon van
Bệnh uốn ván có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến tính mạng

Các loại uốn ván và thời điểm tiêm vắc xin uốn ván

Có bốn loại vắc-xin khác nhau giúp chống lại bệnh uốn ván và các bệnh khác. Loại vắc xin uốn ván được sử dụng dựa trên độ tuổi của bạn và tình trạng vắc xin.

  • DTaP: Được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.
  • DT: Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có phản ứng xấu với thuốc chủng ngừa ho gà. DT chỉ bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu và uốn ván.
  • Tdap: Được cung cấp cho trẻ lớn hơn và người lớn, giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.
  • Td: Là mũi tiêm nhắc lại cho trẻ lớn hơn và người lớn để phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Trẻ em thường được tiêm 5 liều vắc-xin DTaP hoặc DT khi được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, từ 15 đến 18 tháng và từ 4 đến 6 tuổi. Sau đó, tiêm một liều Tdap trong độ tuổi từ 11 đến 12 và tiêm nhắc lại Td sau mỗi 10 năm.

Nếu bạn không được tiêm chủng ngừa uốn ván khi còn nhỏ, bạn nên tiến hành tiêm một loạt ba liều chính với một liều Tdap và hai liều Td, sau đó tiêm nhắc lại Td 10 năm một lần.

Các chuyên gia khuyến cáo bổ sung một liều Tdap cho phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ để bảo vệ trẻ cho đến khi bé đủ tuổi để tiêm vắc xin uốn ván.

Ai nên tiêm vắc xin uốn ván?

Bạn nên tiêm vắc xin uốn ván nếu:

  • Không tiêm đủ liều lượng vắc xin uốn ván khi còn nhỏ.
  • Không tiêm nhắc lại uốn ván trong 10 năm qua.
  • Đã khỏi bệnh uốn ván.

Ai không nên tiêm vắc xin uốn ván?

Không nên tiêm vắc xin Tdap nếu bạn từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Tdap trước đó hoặc nếu bạn có tiền sử hôn mê, co giật trong vòng một tuần sau khi tiêm vắc xin Tdap. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tiền sử bệnh động kinh hoặc các vấn đề về hệ thần kinh khác, đau hoặc sưng dữ dội sau khi tiêm phòng uốn ván trước đó hoặc tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barre, bệnh đa dây thần kinh do viêm mãn tính.

Nếu bạn có các tình trạng trên, hãy tiêm Tdap trong trường hợp bạn mắc bệnh cấp tính từ trung bình đến nặng.

Thành phần vắc xin uốn ván

Các loại vắc-xin được tạo thành từ các độc tố uốn ván, bạch hầu và ho gà đã được chế tạo không độc nhưng chúng vẫn có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch. Những loại vắc xin này không chứa vi khuẩn sống.

Nguy cơ và tác dụng phụ của vắc xin uốn ván

Nói chung, nguy cơ gặp các vấn đề do mắc bệnh uốn ván lớn hơn nhiều so với việc tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván. Tuy nhiên, đôi khi vắc xin uốn ván có thể gây ra các phản ứng phụ nhẹ, bao gồm:

  • Đau, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm.
  • Sốt.
  • Nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể.
  • Mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Ăn mất ngon.
  • Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đôi khi, trẻ nhỏ có thể bị các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn từ vắc-xin DTap, chẳng hạn như:

  • Co giật.
  • Sốt cao.
  • Khóc không rõ nguyên nhân từ 3 giờ trở lên.
  • Sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân ở vị trí tiêm thuốc.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi được tiêm chủng (tuy nhiên rất hiếm). Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da đỏ bừng, ngứa hoặc sưng tấy.
  • Mẩn ngứa nổi mề đay hay dị ứng.
  • Khó thở hoặc các triệu chứng hô hấp khác.
  • Miệng và cổ họng sưng tấy.
  • Buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau quặn bụng.
  • Chóng mặt, huyết áp thấp, tim đập nhanh.
  • Ngất xỉu.

Hãy liên hệ ngay lập tức đến các cơ sở y tế nếu gặp phải những tình trạng trên.

Tiêm phòng vắc xin uốn ván ở đâu?

Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh uốn ván. Vắc xin uốn ván giúp bảo vệ cơ thể khỏi những hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn uốn ván.

Xem thêm: Giá tiêm uốn ván


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm