Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm đường tiết niệu rất thường gặp, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Khi mắc phải viêm đường tiết niệu, người bệnh luôn mong muốn điều trị triệt để nhằm cải thiện triệu chứng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu khác nhau, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về những loại thuốc nên sử dụng khi mắc bệnh.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở hệ tiết niệu bao gồm thận, bàng quang hay niệu đạo. Vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vi khuẩn E. coli. Tình trạng này thường gây ra các vấn đề khó chịu ở người bệnh. Các triệu chứng đặc trưng thường là tăng nhu cầu đi tiểu, đau khi đi tiểu và đau ở bên hông hoặc lưng dưới.

Viêm đường tiết niệu là gì
Viêm đường tiết niệu là gì

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu là gì?

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu rất đa dạng. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Tiểu lắt nhắt nhiều lần.
  • Tiểu gắt buốt, tiểu đau.
  • Cảm giác khó đi tiểu.
  • Đau tức vùng bụng dưới (hạ vị).
  • Đau hông lưng.
  • Sốt,….

Khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh nên đến khám cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau tức vùng bụng dưới là một trong những triệu chứng của viêm đường tiết niệu
Đau tức vùng bụng dưới là một trong những triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và triệu chứng của viêm đường tiết niệu, sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể. Để điều trị nhiễm trùng tiểu được hiệu quả, người bệnh cần biết cách chăm sóc bản thân và dùng thuốc điều trị phù hợp. Sau khi được chẩn đoán, người bệnh cần tăng cường sức đề kháng bằng nhiều cách khác nhau như bổ sung vitamin C qua thực phẩm, trái cây, thường xuyên uống nhiều nước, đi tiểu khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu thời gian dài. Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lỗ tiểu ngoài cũng rất quan trọng trong ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng thuốc cũng rất quan trọng để đạt hiệu quả trị bệnh. Hiện tại có rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị viêm đường tiết niệu, chọn lựa thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cần bổ sung vitamin C qua thực phẩm
Người bệnh cần bổ sung vitamin C qua thực phẩm

Viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì?

Như đã trình bày, có rất nhiều loại thuốc để điều trị viêm đường tiết niệu. Một số nhóm thuốc có thể kể đến như sau.

Viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì
Viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì

Kháng sinh

Đối với viêm đường tiết niệu đơn giản, mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc kháng sinh đường uống như nhóm Cephalosporin thế hệ 1, 2, các loại Beta-lactam khác, nhóm Quinolon…. Đối với nhiễm trùng hệ tiết niệu phức tạp, mức độ nặng người bệnh có thể được chỉ định kháng sinh mạnh hơn, thậm chí cần phải dùng đường truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, đối với nhiễm trùng hệ tiết niệu không triệu chứng, người bệnh có thể không cần dùng kháng sinh. Do đó, chỉ định thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc giảm co thắt

Một số trường hợp có triệu chứng co thắt đường tiết niệu cần được bổ sung các thuốc giảm co thắt để hỗ trợ giảm đau.

Thuốc hỗ trợ

Bên cạnh việc nâng cao đề kháng qua thực phẩm, người bệnh có thể cần dùng các thuốc bổ sung các vi chất cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm hiệu quả. Trong đó, bổ sung Diavit mỗi ngày có những hiệu quả rất đáng quan tâm. Lưu ý: Việc sử dụng loại thuốc nào còn tùy vào lâm sàng và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Những vấn đề cần quan tâm khi thuốc uống viêm đường tiết niệu

Thời gian điều trị kháng sinh

Thời gian điều trị kháng sinh trong viêm đường tiết niệu đơn giản, mức độ nhẹ khoảng từ 3 đến 7 ngày. Trong khi các trường hợp phức tạp, có nhiễm trùng toàn thân, cần điều trị lâu hơn, từ 10 đến 14 ngày. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng, chỉ số nhiễm trùng, tác dụng phụ….

Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 14 ngày
Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 14 ngày

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Khi dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ sau đây:

  • Phát ban.
  • Chóng mặt.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau đầu.
  • Nhiễm trùng nấm men.

Nếu những triệu chứng trên không cải thiện và có dấu hiệu tăng hơn, người bệnh cần đến tái khám bác sĩ để được xử trí phù hợp. Bên cạnh đó cũng có xác suất nhỏ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh nếu liều dùng không phù hợp hay bệnh tái phát nhiều lần, vì vậy cần phải tuân thủ chặt chẽ chế độ mà bác sĩ đưa ra.

Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ của thuốc
Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ của thuốc

Những triệu chứng cần khám sớm

Khi đang điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà, nếu có những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến khám sớm để điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục.
  • Cảm giác lạnh run, rét run.
  • Đau hông lưng nhiều.
  • Bí tiểu, tiểu ít.
  • Tri giác li bì, mệt nhiều.
Những triệu chứng cần khám sớm
Những triệu chứng cần khám sớm

Các câu hỏi liên quan

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Uống đủ nước, vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, đi tiểu thường xuyên, mặc quần lót cotton thoáng mát và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ là những cách hiệu quả để phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Có thể sử dụng Diavit để bổ sung toàn diện các vitamin và khoáng chất cần thiết của cơ thể.

Có nên tự điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà?

Hiện nay, nhiều người tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị tại nhà mà không đi khám bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn, giảm hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị hợp lý.

Điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi sinh lý phức tạp, đặc biệt là hệ tiết niệu. Sự giãn nở của tử cung chèn ép lên đường tiết niệu, làm chậm dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone cũng làm giảm sức đề kháng của đường tiết niệu và có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn cho bạn hoặc thai nhi. Nếu không được điều trị, UTI có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng:

Xem thêm:

Viêm đường tiết niệu rất đa dạng triệu chứng, điều trị nên bao gồm thay đổi lối sống, tăng sức đề kháng và dùng thuốc phù hợp, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nguồn tham khảo: 1. Urinary Tract Infections

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9135-urinary-tract-infections
  • Tham khảo ngày: 21/08/2024

2. Antibiotics for UTI Treatment

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-are-antibiotics-for-uti
  • Tham khảo ngày: 21/08/2024

3. Phác đồ điều trị Nhiễm trùng đường tiểu

  • Link tham khảo: https://www.benhviendaihocykhoavinh.vn/phac-do-dieu-tri-nhiem-trung-duong-tieu/
  • Tham khảo ngày: 21/08/2024
Contact Me on Zalo
Call Now Button