Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân ung thư có thể kéo dài sự sống lâu hơn so với ngày trước. Trong bài viết này, Docosan sẽ thông tin về một số phương pháp điều trị và các bệnh viện uy tín trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư.
Tóm tắt nội dung
- 1 Ung thư là gì?
- 2 Giới thiệu chung về điều trị ung thư
- 3 Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay
- 3.1 Phẫu thuật: Ưu điểm, nhược điểm và trường hợp áp dụng
- 3.2 Xạ trị: Cơ chế hoạt động, tác dụng phụ và lưu ý
- 3.3 Hóa trị: Cần thiết, tác dụng phụ và đối tượng phù hợp
- 3.4 Điều trị nội tiết: Áp dụng cho những trường hợp nào?
- 3.5 Điều trị đích: Hiệu quả và những điểm cần lưu ý
- 3.6 Điều trị miễn dịch: Cơ chế hoạt động và tiềm năng
- 3.7 Liệu pháp laser
- 3.8 Tăng thân nhiệt
- 3.9 Liệu pháp quang động
- 3.10 Liệu pháp đông lạnh
- 3.11 Chăm sóc giảm nhẹ: Hỗ trợ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- 4 Các yếu tố cần cân nhắc khi quyết định điều trị
- 5 Tỷ lệ sống sót sau ung thư là bao nhiêu?
- 6 Lựa chọn bệnh viện và bác sĩ điều trị
Ung thư là gì?
Ung thư là hiện tượng các tế bào bình thường bị đột biến, tăng sinh liên tục và di căn đến các cơ quan khác. Đối với tế bào bình thường, hệ thống điều hòa của chúng ta có thể ra lệnh cho tế bào chết đi hoặc tăng sinh. Tuy nhiên, tế bào ung thư không nhận được những tín hiệu này, do vậy chúng không ngừng phân chia, tăng trưởng và phá hủy mô cơ thể.
Giới thiệu chung về điều trị ung thư
Vai trò quan trọng của việc tư vấn điều trị
Tư vấn điều trị là nhiệm vụ của mỗi bác sĩ ung thư. Bác sĩ cần xem xét tình trạng tiến triển của bệnh từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân, nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn và kéo dài sự sống.
Tâm lý bệnh nhân ung thư
Đối với nhiều bệnh nhân, mắc ung thư dường như là vô phương cứu chữa, do vậy bệnh nhân thường sẽ trải qua nhiều khủng hoảng tâm lý như:
- Sợ hãi về cái chết.
- Sợ hãi về tiếp nhận điều trị và các tác dụng phụ do hóa trị.
- Lo lắng ung thư tái phát, di căn.
Cần nắm vững thông tin trước khi quyết định điều trị
Điều trị ung thư là một quá trình dài, khó khăn, tốn nhiều chi phí, thời gian, tiền bạc. Vì vậy, bệnh nhân nên được tư vấn đầy đủ, nắm vững thông tin về tác dụng phụ, nguy cơ có thể xảy ra trước khi tiếp nhận điều trị.
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay
Phẫu thuật: Ưu điểm, nhược điểm và trường hợp áp dụng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư hàng đầu. Các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ khối u và các mô lân cận để giảm bớt tác động của ung thư, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Thế nhưng, phẫu thuật điều trị ung thư có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể và làm tổn thương các mô quan trọng. Trong trường hợp, ung thư đã di căn giai đoạn cuối, thì phẫu thuật không còn hiệu quả.
Xạ trị: Cơ chế hoạt động, tác dụng phụ và lưu ý
Trong phương pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng tia X hoặc các hạt phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ sẽ tác dụng mạnh mẽ đến các tế bào tăng sinh nhanh, do vậy nó chỉ ảnh hưởng đến mô ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường khác. Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ bạn nên lưu ý:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Suy giảm thính lực.
- Ảnh hưởng đến trí nhớ.
- Kích ứng da, rụng tóc.
Hóa trị: Cần thiết, tác dụng phụ và đối tượng phù hợp
Bệnh nhân giai đoạn muộn, điều trị không hiệu quả với xạ trị và phẫu thuật, sẽ được chỉ định tiếp nhận hóa trị. Hóa chất trong hóa trị thường là chất gây độc tế bào, có thể làm tổn thương các tế bào bình thường khác và gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế, người nhà,… Vì vậy, bác sĩ phải cân nhắc thật kỹ trước khi cho bệnh nhân uống hay tiêm tĩnh mạch các loại thuốc độc tế bào.
Điều trị nội tiết: Áp dụng cho những trường hợp nào?
Điều trị nội tiết thường ứng dụng trong các ca ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến giáp,… Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc nhằm ức chế hormone tiết ra trong cơ thể, giảm bớt sự tăng trưởng của khối u.
- Phẫu thuật: Loại bỏ các cơ quan tiết hormone như buồng trứng hay tinh hoàn.
- Sử dụng thuốc ức chế hormone: Dạng tiêm hoặc uống.
Điều trị đích: Hiệu quả và những điểm cần lưu ý
Liệu pháp điều trị trúng đích là phương pháp tân tiến nhất hiện tại. So với hóa trị, liệu pháp trúng đích sẽ chỉ tác động đến tế bào ung thư, giảm nguy cơ độc tế bào bình thường. Một số cơ chế của thuốc nhắm mục tiêu gồm:
- Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
- Kích hoạt quá trình chết theo chương trình (apotosis) của các tế bào ung thư.
- Thúc đẩy hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Mang hóa chất hoặc bức xạ đến các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.
Những tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp khi điều trị với liệu pháp trúng đích:
- Da ngứa, phát ban, nhạy cảm ánh sáng.
- Huyết áp cao, rối loạn đông máu, huyết khối.
- Sưng mặt, tay, chân.
Điều trị miễn dịch: Cơ chế hoạt động và tiềm năng
Đây là phương pháp điều trị ung thư nhờ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Người bệnh sẽ được bổ sung thuốc hay các chất kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn chống lại các khối u. Điều trị miễn dịch phù hợp với một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư mật, ung thư cổ tử cung,… Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan
Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser thường được phối hợp với xạ trị và hóa trị. Laser là những chùm tia nhỏ hẹp, được sử dụng để:
- Tiêu diệt khối u tiền ung thư và ung thư.
- Giảm kích thước của khối u tại ruột kết, dạ dày, thực quản.
- Điều trị một số triệu chứng do ung thư như chảy máu.
- Hỗ trợ giảm đau, sưng, ngăn tế bào ung thư lan rộng.
Tăng thân nhiệt
Nguồn nhiệt độ cao từ bên ngoài được truyền vào trong thông qua kim hoặc đầu dò được đặt sẵn trong khối u để phá hủy khối u, không gây hại đến tế bào bình thường. Phương pháp này có thể điều trị cho những tổn thương tại tế bào, tại cơ quan hay toàn bộ cơ thể.
Liệu pháp quang động
Với liệu pháp quang động, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt. Loại thuốc này tồn tại trong tế bào ung thư lâu hơn so với tế bào khỏe mạnh. Sau đó, bác sĩ ung bướu sẽ chiếu ánh sáng laser vào tế bào ung thư, biến đổi thuốc, làm thuốc có tác dụng tiêu diệt những tế bào này.
Liệu pháp đông lạnh
Đây là phương pháp dùng khí gas rất lạnh để đóng băng, tiêu diệt tế bào tiền ung thư và ung thư. Liệu pháp đông lạnh thường ứng dụng cho các khối u trên da, cổ tử cung, gan hay tuyến tiền liệt.
Chăm sóc giảm nhẹ: Hỗ trợ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối luôn phải trải qua những cơn đau dữ dội. Do vậy chăm sóc giảm nhẹ thường được lựa chọn là liệu pháp hỗ trợ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và gia đình. Bác sĩ sẽ phối hợp chăm sóc giảm nhẹ với xạ trị, hóa trị, phẫu thuật nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các yếu tố cần cân nhắc khi quyết định điều trị
Loại ung thư, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe
Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Có 4 giai đoạn ung thư, mỗi giai đoạn sẽ có những cách điều trị và chi phí khác nhau:
- Giai đoạn I: Ung thư chưa lan đến các mô khác và hạch bạch huyết, mới ở một vùng tế bào nhỏ.
- Giai đoạn II: Ung thư phát triển hơn và vẫn chưa lan rộng.
- Giai đoạn III: Khối u đủ lớn và lan đến mô khác.
- Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.
Mục tiêu điều trị
Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của ung thư mà sẽ có những mục tiêu điều trị khác nhau:
- Chữa khỏi: Trong trường hợp khối u chỉ mới khu trú tại một ví trí, chưa lan ra những mô khỏe mạnh thì có thể phẫu thuật loại bỏ khối u.
- Kiểm soát: Trong trường hợp khối u đã lớn, bác sĩ ung bướu sẽ cố gắng can thiệp, ức chế sự tăng trưởng của khối u và ngăn chặn tế bào ung thư lan qua những cơ quan khác.
- Chăm sóc giảm nhẹ: Mục tiêu giúp bệnh nhân đỡ đau, giảm gánh nặng cho gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống khi khối u đã di căn.
Tác dụng phụ của từng phương pháp điều trị
Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư đều có tác dụng phụ và mỗi phương pháp sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiếp nhận điều trị, đồng thời nếu trong quá trình điều trị thấy tác dụng phụ, hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Rủi ro và lợi ích của mỗi lựa chọn
Tùy vào loại ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân liệu pháp điều trị phù hợp. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và tỉ lệ thành công còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe của người bệnh.
Chi phí điều trị và khả năng tiếp cận dịch vụ
Như đã đề cập, chi phí điều trị sẽ dao động tùy theo loại ung thư, phương thức điều trị được lựa chọn. Bệnh nhân nên đến những bệnh viện lớn, đầu ngành để được tư vấn, điều trị hợp lý với công nghệ kĩ thuật, cơ sở vật chất tiên tiến nhất.
Ý kiến của chuyên gia y tế, người thân và người bệnh khác
Trước khi quyết định điều trị ung thư, người bệnh cần hiểu thật kỹ những thông tin liên quan của căn bệnh và phác đồ điều trị từ bác sĩ. Song song đó, bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo, hỏi thăm kinh nghiệm của những bệnh nhân đã điều trị ung thư từ trước.
Tỷ lệ sống sót sau ung thư là bao nhiêu?
Nhiều yếu tố quyết định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư như loại ung thư, diễn tiến, sức khỏe và phương pháp điều trị. Đây chỉ là con số ước tính, không hoàn toàn chính xác vì mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh, đáp ứng với thuốc khác nhau.
Lựa chọn bệnh viện và bác sĩ điều trị
Tiêu chí lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng
Ung thư thường diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, quá trình điều trị cần được thực hiện bởi những bác sĩ tay nghề chuyên môn cao tại các bệnh viện đầu ngành. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn bệnh viện trong điều trị ung thư:
- Uy tín và kinh nghiệm: Bệnh viện có uy tín lâu năm trong lĩnh vực điều trị ung thư, được nhiều người bệnh tin tưởng và đánh giá cao.
- Trang thiết bị hiện đại: Bệnh viện có trang thiết bị y tế tiên tiến, đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư một cách hiệu quả.
- Đội ngũ y bác sĩ: Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ ung bướu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp.
- Dịch vụ y tế: Bệnh viện cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, chu đáo, đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân ung thư.
- Chi phí: Bệnh viện có chi phí điều trị hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân.
- Môi trường điều trị: Bệnh viện có môi trường điều trị sạch sẽ, thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
- Chính sách bảo hiểm: Bệnh viện có hợp tác với các công ty bảo hiểm, giúp bệnh nhân dễ dàng thanh toán chi phí điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa ung bướu giỏi, giàu kinh nghiệm
Việt Nam hiện nay sở hữu rất nhiều các y bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu. Bệnh nhân có thể tìm hiểu thông tin của bác sĩ trên website bệnh viện, báo chí hay hỏi thăm từ những bệnh nhân trước để lựa chọn bác sĩ điều trị phù hợp. Bạn nên chọn bác sĩ:
- Giỏi về chuyên môn: Bác sĩ có chuyên môn sâu về ung thư, am hiểu về các loại ung thư, phương pháp điều trị và tiên lượng.
- Giàu kinh nghiệm: Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm điều trị ung thư, có tỷ lệ điều trị thành công cao.
- Tư vấn rõ ràng: Bác sĩ cung cấp thông tin đầy đủ, dễ hiểu, giúp bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh và phương pháp điều trị.
- Tận tâm: Bác sĩ có thái độ tận tâm, chu đáo, luôn theo sát tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Có khả năng giao tiếp tốt: Bác sĩ thường xuyên giao tiếp với bệnh nhân, tạo cảm giác tin tưởng, yên tâm.
Vai trò của mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Nguy cơ mắc ung thư tăng cao, độ tuổi ngày càng trẻ hóa, các loại ung thư cũng ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy, để giúp bệnh nhân và người nhà không cô đơn trên hành trình điều trị, nhiều tổ chức, mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân đã ra đời với mong muốn:
- Cung cấp thông tin: Mạng lưới hỗ trợ cung cấp thông tin về bệnh ung thư, phương pháp điều trị, các tổ chức hỗ trợ, nguồn tài chính… giúp bệnh nhân và gia đình có thêm kiến thức, hi vọng để ứng phó với bệnh tật.
- Hỗ trợ tâm lý: Mạng lưới hỗ trợ cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và gia đình, giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn, khủng hoảng trong quá trình điều trị ung thư lâu dài.
- Hỗ trợ tài chính: Mạng lưới hỗ trợ giúp bệnh nhân tiếp cận các nguồn tài chính, hỗ trợ chi phí điều trị, giúp bệnh nhân an tâm, giảm bớt gánh nặng chi phí.
- Kết nối: Mạng lưới hỗ trợ kết nối bệnh nhân với các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ, giúp bệnh nhân có thêm nguồn lực để đối phó với bệnh tật.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống, tổ chức các sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí, giúp bệnh nhân cải thiện tâm lý, trở nên vui vẻ, yêu đời.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.
Xem thêm:
- Tầm soát ung thư – Tầm soát sớm, điều trị sớm
- Ung thư tuyến giáp chữa có hết không? Sống được bao lâu?
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Với sự tiến bộ của y học, ung thư đã phần nào được kiểm soát, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống và hiện đã có nhiều ca điều trị ung thư thành công. Chúng ta nên chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư, bạn nhé! Tài liệu tham khảo: 1. Cancer
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12194-cancer
- Ngày tham khảo: 07/09/2024
2. Cancer treatments
- Link tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000901.htm
- Ngày tham khảo: 07/09/2024
3. Cancer treatment
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cancer-treatment/about/pac-20393344
- Ngày tham khảo: 07/09/2024