Bướu giáp đa nhân: Dấu hiệu chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh bướu giáp được phân làm 2 loại chính là bướu giáp lan tỏa và bướu giáp có đơn hoặc đa nhân. Trong đó đặc biệt lưu ý vì mức độ nguy hiểm của dạng bướu giáp đa nhân. Người bệnh cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các dấu hiệu chẩn đoán bệnh và cách điều trị nhé!

Tổng quan bướu giáp đa nhân

Nhân giáp là tình trạng tăng sinh mô tế bào giáp tạo thành nhân trong tuyến, có thể là nhân đặc hoặc nang rỗng chứa dịch. Tùy thuộc vào dạng tế bào tuyến giáp cấu tạo của nhân, mà chúng có thể là bệnh lành tính hoặc ác tính, đồng thời dựa vào mức độ tiết hormone giáp mà gây ra cường giáp hoặc suy giáp.

Bướu nhân đa giáp thường được phát hiện tình cờ với việc thăm khám bởi bác sĩ hoặc siêu âm tuyến giáp. Đa số nhân giáp là lành tính, chỉ khoảng 5% nhân giáp tồn tại có ung thư ác tính. Bướu giáp đa nhân có thể là bướu độc, khi tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp và gây ra hội chứng cường giáp hoặc không độc với cơ thể. 

Bướu giáp đa nhân

Tuổi càng cao sẽ tăng nguy cơ mắc bướu giáp đa nhân, trung bình nhóm 18-40 tuổi là có tần suất mắc bệnh cao nhất hiện nay. Giới nữ dễ mắc bệnh hơn nam, khoảng gấp 9 lần nam giới, ngược lại nhân giáp ác tính thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Dấu hiệu của bệnh bướu giáp đa nhân

Hầu hết các khối bướu giáp đa nhân sẽ không gây ra các triệu chứng rõ ràng và thường được tình cờ phát hiện khi kiểm soát sức khỏe định kỳ hoặc trong quá trình xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh lý khác.

Trong trường hợp bướu giáp đa nhân gây nhiễm độc giáp, người bệnh thường đến khám bác sĩ vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp.

Bướu giáp đa nhân
  • Thay đổi tinh thần: dễ kích động, cáu gắt vô cớ, khó tập trung, mệt mỏi nhưng khó vào giấc ngủ.
  • Tim mạch: đánh trống lồng ngực, cảm giác đau vùng trước tim, thường xuyên có cảm giác nghẹt thở. 
  • Biến đổi điều hòa thân nhiệt: Vã mồ hôi nhiều ở bàn tay và ngực, thường hay khát nước và uống nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, kèm buồn nôn hay đau bụng, thường xuyên bị táo bón và cảm giác mót rặn.

Bướu giáp đa nhân phát triển càng lớn có thể gây các biểu hiện chèn ép cơ quan và tổ chức mô xung quanh như:

Bướu giáp đa nhân
  • Chèn ép khí quản gây khó thở và ngủ ngáy.
  • Chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn, nói hai giọng hay nói đớt.
  • Chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù kiểu áo khoác ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay kèm tăng tuần hoàn bàng hệ vùng ngực.
  • Có thể dùng thước dây đo vòng cổ của người bệnh, đặt thước ngang qua nơi tuyến giáp lớn nhất và đo để giúp theo dõi diễn biến qua điều trị.

Chẩn đoán bướu giáp đa nhân

Người bị bệnh bướu basedow thường dễ dàng được chẩn đoán nếu tập hợp đầy đủ những triệu chứng điển hình đã kể trên. Trong những trường hợp chưa đủ điều kiện chẩn đoán thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định một số xét nghiệm giúp xác định bệnh được chính xác nhất như:

  • Định lượng kháng thể TSH và TRAb trong máu sẽ tăng
  • Định lượng hormon T3, T4 trong máu cao trong khi nồng độ TSH lại giảm nhiều
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Xạ hình tuyến giáp: cho hình ảnh tuyến giáp bắt iod phóng xạ.
Bướu giáp đa nhân

Trong số các xét nghiệm thì siêu âm tuyến giáp là tốt nhất để kiểm tra tuyến giáp. Hình ảnh siêu âm sẽ cho phép bác sĩ đánh giá kích thước của tuyến giáp và các đặc điểm đặc biệt của nhân giáp bao gồm: kích thước, số lượng, nếu có vôi hóa, xác định mức độ phản âm, đường viền, hình dạng, nhân là đặc hay dạng nang.

Các đặc tính gợi ý cho thấy một nhân giáp có thể có dấu hiệu ác tính trên siêu âm, bao gồm như có bờ gồ ghề, tồn tại các nốt vôi hóa hoặc tăng sinh mạch máu bất thường. Ngoài ra nếu bác sĩ nghi ngờ thì sẽ chỉ định cho người bệnh làm thêm xét nghiệm FNA (chọc hút tế bào) dưới hướng dẫn của siêu âm tuyến giáp.

Bướu giáp đa nhân

Ngoài ra, bạn còn được chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên biệt khác để đánh giá mức độ nặng của bướu giáp đa nhân như:

  • Siêu âm tim: đánh giá chức năng bơm máu của tim
  • Điện tim: tầm soát những rối loạn nhịp tim 
  • Đo glucose máu: đánh giá rối loạn dung nạp đường
  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, chức năng thận,…

Điều trị bướu giáp đa nhân

Điều trị nội khoa

Đây là các chữa trị bướu giáp đa nhân được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay khi mới xuất hiện và chưa có biến chứng, hiệu quả mà nó mang lại là tương đối cao khoảng 70%. Tuy nhiên đối với phương pháp này thì yêu cầu người bệnh phải kiên trì uống thuốc vì thời gian điều trị lâu, thường kéo dài từ 12 tới 18 tháng. 

Xạ trị

Mục đích của phương pháp này là làm thu nhỏ bướu giáp và điều chỉnh giúp kiểm soát kích thước bướu giáp đa nhân trở lại bình thường bằng cách xạ trị với đồng vị iod 131. Phương pháp này có chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bướu giáp đa nhân

Phẫu thuật cắt bướu giáp đa nhân

Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với những người bệnh bướu giáp đa nhân kèm theo tình trạng bị nhiễm độc giáp nặng, khối u quá lớn gây chèn ép các cơ quan khác và chỉ định bắt buộc khi điều trị bằng phương pháp nội khoa và xạ trị không có hiệu quả.


Bài viết trên đây đã giới thiệu các dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định bệnh bướu giáp đa nhân và các biện pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay. Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân sẽ phụ thuộc nhiều vào kích cỡ, tốc độ phát triển nhân giáp, kết quả của siêu âm và FNA (chọc hút tế bào), nguy cơ ung thư qua xem xét các triệu chứng chèn ép, và liệu bướu cổ có gây mất thẩm mỹ hay không.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.

Contact Me on Zalo