Bướu mỡ ở chân là một trong những khối u lành tính, tuy nhiên gây ra mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên chủ quan, mà cần hiểu đúng về tình trạng sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất cũng như cách điều trị bệnh bướu mỡ ở chân hay khối u ở chân.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bướu mỡ ở chân là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh bướu mỡ ở chân
- 3 Vị trí thường gặp của bướu mỡ ở chân
- 4 Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh bướu mỡ ở chân
- 5 Chẩn đoán bướu mỡ ở chân như thế nào?
- 6 U mỡ ở chân có nguy hiểm không?
- 7 Điều trị bướu mỡ ở chân như thế nào?
- 8 Người bệnh cần làm gì sau khi điều trị bướu mỡ ở chân không?
Bướu mỡ ở chân là gì?
Bướu mỡ ở đùi là một dạng bệnh u mỡ dưới da. Bướu mỡ dưới da là các khối u mỡ lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành và mang tính di truyền. Bản chất khối u do chất béo tích tụ dần dần dưới da tạo thành. Bướu mỡ dưới da thường gặp là u mỡ ở cổ, u mỡ ở vai, u mỡ ở lưng và phần chi trên.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây ra bệnh bướu mỡ ở chân
Nguyên nhân gây ra u mỡ ở chân còn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh bướu mỡ có liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ và di truyền. Một số yếu tố nguy cơ cần lưu tâm là:
- Độ tuổi 40 và 60 năm tuổi.
- Di truyền học. Có người trong gia đình bị bướu mỡ cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
- Rối loạn loạn mỡ trong máu.
- Sử dụng các thuốc có estrogen (thuốc tránh thai, hoocmon thay thế..) gây rối loạn lipid.
- Chế độ ăn, sinh hoạt không lành mạnh. Ăn nhiều dầu mỡ.
- Đái tháo đường.
Nhìn chung, khối u ở chân có thể gặp ở nam nữ bất kỳ độ tuổi nào,và bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên.
Vị trí thường gặp của bướu mỡ ở chân
Bướu mỡ ở chân là một trong những vị trí không thường gặp trong bệnh u mỡ dưới da. Nhiều khối u nằm ở vị trí khuất, thậm chí người bệnh cũng không nhận ra mình đang có khối u mỡ. Do đó, bệnh nhân thường bỏ xót, dẫn đến không được khám, chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.
Trong đó, những vị trí bạn có thể phát hiện như là u mỡ ở mắt cá chân, u mỡ ở bắp chân, u mỡ ở đùi,…
Bướu mỡ thường phân bố dưới các dạng:
- Bướu mỡ đơn độc: là dạng phổ biến nhất. Trong đó, các khối u đơn độc, nông và nhỏ.
- Bướu mỡ lan tỏa lành tính: giới hạn không rõ, lan tỏa, xâm nhập vào các sợi cơ và hay tái phát sau phẩu thuật.
- Bướu mỡ đối xứng lành tính: thường gặp ở đầu, cổ, vai, cánh tay hơn ở chân. Thường mắc ở những người đàn ông nghiện rượu hoặc đái đường.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh bướu mỡ ở chân
Để nhận biết triệu khối bướu mỡ ở chân, có thể dựa và một số đặc điểm sau đây:
- Vùng da xung quanh chân xuất hiện khối u dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và thường không gây đau đớn và có thể dịch chuyển dễ dàng.
- Bướu mỡ ở chân rất dạng về kích thước nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Bướu mỡ ở chân mỡ thường không to ra hoặc nếu có sẽ rất chậm.
Chẩn đoán bướu mỡ ở chân như thế nào?
Chẩn đoán bướu mở ở chân thường không khó. Các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng và khám tổng quát nhìn sờ khối u.
Tuy nhiên, bướu mỡ ở chân nằm trong các cơ quan nội tạng sẽ làm khó phát hiện vị trí cũng như tính chất của nó. Lúc này, bạn cần các thiết bị khác như siêu âm khối u để đưa ra chẩn đoán chính xác.
U mỡ ở chân có nguy hiểm không?
Bướu mỡ ở chân là khối u lành tính lành tính, vô hại, không gây đau. Vì vậy, bạn có thể sẽ không cần phải điều trị.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bướu mỡ ở chân mà nằm trong cơ quan nội tạng sẽ có thể bị chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra đau cho bệnh nhân thì cần phải có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tuy bướu mỡ ở chân là lành tính nhưng cần được bác sĩ khám và phải phân biệt với một số khối u nguy hiểm như u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ.
Tóm lại, nếu bướu mỡ gây đau, bị nhiễm khuẩn, chảy dịch có mùi hôi, ảnh hưởng đến vận động hoặc chức năng của vùng cơ thể liên quan, bướu gia tăng kích thước, gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc gây khó chịu cho người bệnh thì có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ.
Điều trị bướu mỡ ở chân như thế nào?
Sau khi có kết quả chẩn đoán xác định, tùy từng trường hợp khối u và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị phù hợp. Một số biện pháp sẽ được bác sĩ chỉ định nếu khối u cần được điều trị:
Phẫu thuật cắt bỏ bướu mỡ
Phương pháp hiệu quả, khối u có thể loại bỏ hoàn toàn, rất ít khi bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này gây xấu về thẩm mỹ, có thể để lại sẹo.
Tiêm Steroid dưới da
Phương pháp này không gây đau đớn nhưng lại có khả năng tái phát cao, khó có thể loại bỏ khối u hoàn toàn.
Hút mỡ
Phương pháp hút mỡ còn khá mới tring điều trị bướu mỡ và được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm khối bướu mỡ mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ, không gây sẹo.
Người bệnh cần làm gì sau khi điều trị bướu mỡ ở chân không?
Bạn cần theo dõi, quan sát vết mổ sau khi phẫu thuật. Vếu bạn thấy sưng nóng đỏ đau phần khối u và vùng da xung quanh, có chảy máu, dịch từ chỗ khối u, hoặc có dấu hiệu khối u bị nhiễm trùng, bạn hãy đến khám bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bện nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và duy trì chế độ ăn lành mạnh để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Bệnh nhân cần tái khám đúng lịch hẹn, không được tự ý bỏ thuốc, hoặc tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ
Bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, không quá nhiều dầu mỡ, không rượu bia, không thuốc lá, không các chất kích thích.
Tóm lại, bướu mỡ ở chân là khối lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khi mắc phải bướu mỡ ở chân, bạn không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe. Hãy đến khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.