Các dấu hiệu bướu cổ ở nữ đang là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng và hoang mang. Chính vì tần suất mắc bướu cổ ở phụ nữ khá cao và biểu hiện của bệnh thì lại âm thầm từ từ. Vậy các chị em phụ nữ cần lưu ý những dấu hiệu bướu cổ nào để xác định thời gian đi khám bác sĩ ngay. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Tổng quan dấu hiệu bướu cổ ở nữ
- 2 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Tuyến giáp sưng to
- 3 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Đau cơ xương khớp
- 4 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Giảm ham muốn tình dục
- 5 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Tóc và da suy yếu
- 6 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Kinh nguyệt không đều, tăng nguy cơ vô sinh
- 7 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Thay đổi trọng lượng đột ngột
- 8 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Lượng cholesterol thay đổi
- 9 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Vấn đề về đường ruột
- 10 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Biến đổi huyết áp đột ngột
- 11 Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Lo lắng và bồn chồn
Tổng quan dấu hiệu bướu cổ ở nữ
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể và đóng vai trò giải phóng các hormone. Đây là một tuyến kích thước nhỏ có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, nhưng lại có thể điều tiết quá trình chuyển hóa và sức khỏe người bình thường.
Tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp gây bướu cổ nói chung chiếm khoảng 30% trong nhóm những người từ 18-65 tuổi. Tần suất mắc bệnh lại tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, theo tỷ lệ 5 nữ/1 nam).
Các dấu hiệu bướu cổ ở nữ thường bị bỏ sót nên không được chẩn đoán từ 30-60% trong tổng số người mắc bệnh về tuyến giáp. Từ đó đã khiến cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện dấu hiệu bướu cổ ở nữ rõ ràng hơn thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng và nguy hiểm.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Tuyến giáp sưng to
Tuyến giáp bỗng dưng sưng, to bất thường, cảm giác khó chịu không vừa vặn khi mặc áo cổ cao hoặc thắt cà vạt là những triệu chứng bướu cổ lành tính dễ nhận biết nhất. Vì vậy, bạn cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy xuất hiện có cảm giác vướng ở cổ họng, đau cổ, khó nuốt, nuốt đau, khó thở khi ngủ…
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Đau cơ xương khớp
Đau cơ xương khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp kèm thay đổi chức năng giáp. Đối với tình trạng suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và dị cảm cánh tay, chân do lượng chất dẫn tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ ít hơn bình thường. Còn khi bị cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các cơ vùng chi trên, chi dưới.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Giảm ham muốn tình dục
Nồng độ các chất kích thích tố tuyến giáp được sản sinh ra quá thấp có thể làm giảm ham muốn tình dục của bệnh nhân, từ đó gây tác động xấu đến quá trình điều tiết và ảnh hưởng đến mức độ estrogen và testosterone là các nội tiết tố trong cơ thể. Đặc biệt hơn khi dấu hiệu bướu cổ ở nữ có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng bị rối loạn.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Tóc và da suy yếu
Sự thay đổi trong cấu trúc mô dưới da và vẻ bên ngoài của da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự trao đổi chất do tuyến giáp xúc tác. Nếu sự trao đổi chất bị ngưng trệ hoặc chậm lại do quá ít hormone tuyến giáp sản xuất ra thì có thể làm cho tuyến mồ hôi hoạt động tiết ra cũng giảm đáng kể.
Ngưng trệ hoặc gián đoạn chu kỳ tăng trưởng tóc và khiến cho nhiều nang tóc không phát triển là do tuyến giáp bị rối loạn chức năng. Hậu quả dẫn đến làm cho tóc mỏng đi, yếu hơn, dễ gãy rụng.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Kinh nguyệt không đều, tăng nguy cơ vô sinh
Nếu các chu kỳ kinh của chị em đến sớm so với tần suất bình thường thì có thể đã bị hội chứng suy giáp còn nếu kỳ kinh kéo dài hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị chứng cường giáp. Nồng độ hormone nữ bị thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt và làm thay đổi ngày của chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng trưởng thành cũng bị rối loạn theo, tác động trực tiếp đến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Thay đổi trọng lượng đột ngột
Bệnh nhân có bướu cổ kèm hội chứng cường giáp thường bị xuống cân nặng đột ngột mặc dù thường xuyên có cảm giác thèm ăn và không ăn chế độ kiêng cữ nào.
Ngược lại, bệnh nhân bị hội chứng suy giáp thường có dấu hiệu tăng cân và béo phì. Do đó, nếu trọng lượng cơ thể bạn bị thay đổi bất thường thì có thể nghĩ đến khả năng đây là triệu chứng bướu cổ lành tính cần quan tâm.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Lượng cholesterol thay đổi
Trong máu của những người có dấu hiệu bướu cổ ở nữ thường chiếm tỷ lệ cholesterol bất thường thường. Vì vậy, nếu chị em nào đang không sử dụng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Vấn đề về đường ruột
Hormon tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể và quá trình chuyển hóa cơ bản tại hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Phụ nữ bị bệnh liên quan tới chức năng tuyến giáp sẽ rất dễ gặp các triệu chứng của đường tiêu hóa. Đối với hội chứng suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn ngược lại bị cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau bụng.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Biến đổi huyết áp đột ngột
Các bác sĩ cho rằng, lượng nội tiết tố của tuyến giáp tăng hoặc giảm đột ngột đều có thể gây chậm nhịp tim, từ đó ảnh hưởng đến sức bơm máu từ tim và làm cho tim hoạt động quá tải, dẫn đến tăng hoặc giảm đột ngột huyết áp.
Dấu hiệu bướu cổ ở nữ – Lo lắng và bồn chồn
Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Nếu tuyến giáp sản xuất quá ít hormone có thể gây ảnh hưởng làm giảm lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ biểu hiện một dấu hiệu bướu cổ ở nữ là luôn tồn tại cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Ngoài ra nhiều người còn có trạng thái mơ hồ, kém minh mẫn và suy giảm trí nhớ. Đó có thể là do tình trạng cường giáp. Còn nếu bạn cảm thấy khó tập trung, không thể suy nghĩ rõ ràng thì lại là do hội chứng suy giáp. Tất có đều có thể xảy ra kèm theo các triệu chứng bướu cổ lành tính thông thường.
Trên đây đã giới thiệu 10 dấu hiệu bướu cổ ở nữ cần các chị em lưu ý phát hiện sớm và theo dõi sức khỏe của bản thân. Lời khuyên đưa ra là nếu bạn nữ nào gặp phải các vấn đề đó và đang lo lắng thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bạn sẽ được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và theo dõi tình trạng bệnh.
Xem thêm:
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: Healthline.