Tầm soát ung thư đại tràng là một việc làm vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, vì đây là 1 trong 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất trên thế giới. Vậy ung thư đại trực tràng nguy hiểm như thế nào? Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả là gì? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về ung thư đại tràng
Đại tràng hay ruột già (theo cấu trúc giải phẫu) là đoạn dưới của ống tiêu hóa, tính từ nơi kết thúc của đoạn cuối ruột non (hồi tràng). Đại tràng được chia lần lượt theo thứ tự thành các đoạn manh tràng, đại tràng đoạn lên, đại tràng góc gan, đoạn ngang, đại tràng góc lách, đoạn xuống và đại tràng sigma.
Tỷ lệ mắc ung thư đại tràng hiện nay đang có xu hướng gia tăng dựa theo thói quen ăn uống, sinh hoạt và chất lượng sống của con người. Ở nước ta, bệnh ung thư đại tràng được xem là 1 trong 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất.
Mức độ phổ biến của các loại ung thư có sự khác nhau giữa 2 giới tính. Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh ung thư đại tràng chỉ đứng sau bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt, mặt khác số lượng phụ nữ bị ung thư đại trực tràng nhiều đến mức chỉ ít hơn số lượng người mắc ung thư vú.
Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư đại tràng
Do mức độ phổ biến và tỷ lệ cũng như nguy cơ tử vong cao, việc tầm soát ung thư đại tràng nhằm phát hiện từ giai đoạn sớm sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cũng như hiệu quả điều trị cũng như khả năng hồi phục của bệnh nhân. Không những thế, phát hiện sớm ung thư đại tràng còn giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh của những người còn lại trong gia đình người bệnh, từ đó chủ động ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe cho gia đình của người bệnh.
Bệnh ung thư đại tràng nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị sẽ gia tăng rất cao, trong đó tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh khoảng hơn 90, một số trường hợp điều trị ổn định có thể sống hơn 10 năm kể từ khi phát hiện bệnh.
Ngược lại, nếu người bị ung thư đại tràng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hoặc ung thư đã di căn hiệu quả điều trị sẽ thấp, tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ giảm còn khoảng 10%. Do đó, việc tầm soát ung thư đại tràng và chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa tối quan trọng đối với người bệnh, cũng như người than trong gia đình và cả xã hội.
Những phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả nhất hiện nay
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong y tế hiện nay, ngày càng có nhiều kỹ thuật tầm soát ung thư đại tràng mới được ra đời, cũng như sự củng cố và hoàn thiện những kỹ thuật trước đó. Các phương tiện tầm soát ung thư đại tràng được chia thành hai loại chủ yếu: xét nghiệm tính chất phân và các xét nghiệm về cấu và hình thái của đại tràng.
Xét nghiệm tính chất phân
- Xét nghiệm tìm hồng cầu, máu ẩn trong phân
- Xét nghiệm cấp độ phân tử (phân tích DNA).
Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan
Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.
Xét nghiệm về cấu trúc và hình thái
Xét nghiệm nội soi:
- Nội soi với ống mềm
- Nội soi với viên nang camera
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X-quang có bơm thuốc cản quang (kỹ thuật chụp đối quang kép)
- Chụp CT scan đại tràng
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
Các phương pháp tầm soát hiện nay đều có những ưu và nhược điểm, cũng như những hạn chế riêng của chúng, vì vậy nếu chỉ áp dụng đơn lẻ một phương pháp thì sẽ không đảm bảo được tối ưu hiệu quả tầm soát ung thư đại tràng, đặc biệt khi ung thư đang ở giai đoạn sớm thì các biểu hiện của nó thường mờ nhạt và rất khó phát hiện nếu chỉ sử dụng những kỹ thuật thông thường, không chuyên biệt. Do đó, việc tầm soát ung thư đại trực tràng luôn phải phối hợp nhiều kỹ thuật với nhau để có kết quả đáng tin cậy nhất.
Ai cần tầm soát ung thư đại tràng?
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến cáo người từ 30 tuổi trở lên, không phân biệt nam hay nữ, nhất là những người có người thân trong gia đình bị ung thư đại tràng, cần tầm soát bằng việc nội soi đại tràng mỗi 5 năm 1 lần. Trong trường hợp phát hiện polyp đại tràng qua nội soi thì được khuyến khích phẫu thuật cắt bỏ để đề phòng sự tiến triển thành ung thư.
Những đối tượng khác cần tầm soát ung thư đại tràng bao gồm:
- Đột ngột xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa bất thường như: rối loạn tiêu hóa dai dẳng, sụt cân nhanh, đi cầu ra máu,… Các triệu chứng này kéo dài và không hề có nguyên nhân cụ thể.
- Đột ngột phát hiện khối có thể sờ được ở bụng, sờ thấy cứng chắc hoặc đau. Nổi hạch bẹn cũng là một triệu chứng gợi ý nhiều đến tình trạng ung thư.
- Người thân trong gia đình bị ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng….
- Người có tiền căn bị viêm loét đại tràng, u hoặc polyp đại trực tràng.
- Thường xuyên phải tiếp xúc với chất phóng xạ, tia xạ do tính chất công việc, hoặc đã từng bị bệnh phải điều trị bằng tia xạ.
Ngoài ra mỗi năm nên thực hiện xét nghiệm tìm hồng cầu hoặc máu ẩn trong phân để tiến hành nội soi đại tràng ngay nếu kết quả xét nghiệm dương tính vì đây có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng giai đoạn sớm, hồng cầu vi thể xuất hiện trong phân do có sự tổn thương niêm mạc đại tràng và số lượng của chúng rất ít nên ta không thể phát hiện bằng mắt thường.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 1 số kỹ thuật tầm soát ung thư đại tràng phổ biến hiện nay tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.
Nguồn tham khảo: healthline.com