Thực đơn cho người ung thư phổi phải như thế nào để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm thế nào cho phù hợp. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến cho các bạn cách xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi.
Tóm tắt nội dung
Bệnh ung thư phổi ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và dinh dưỡng?
Ung thư phổi khi đã tiến triển, di căn và có nhiều tác dụng tiêu cực đến sức khỏe và dinh dưỡng của bệnh nhân. Bệnh gây ra một số tình trạng liên quan đến vị giác như cảm giác chán ăn, cảm nhận mùi vị món ăn khác với bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh sẽ làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và dẫn đến bỏ bữa ăn.
Theo thống kê, có hơn 60% bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển bị mắc chứng suy dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề như giảm đáp ứng với điều trị, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Chính vì vậy, thực đơn cho người ung thư một cách khoa học, hợp lý là rất quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng tốt có tác dụng gì với người bệnh ung thư phổi?
Dinh dưỡng giúp người bệnh duy trì cân nặng, cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Nó giúp hồi phục tình trạng suy dinh dưỡng, ngăn ngừa các biến chứng. Đồng thời, dinh dưỡng tốt có thể giúp người bệnh hồi sức khỏe để tiếp tục đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh, giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi mà bác sĩ khuyến cáo:
- Không bỏ bữa, ăn đủ chất: Việc này là hoàn toàn không nên. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho bệnh nhân có sức khỏe để chống đỡ lại bệnh tật cũng như tăng cường được sức khỏe cho bản thân.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày sẽ giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn, dễ tiêu. Đồng thời được cung cấp đủ lượng protein, tinh bột cũng như các chất dinh dưỡng khác.
- Sử dụng thức ăn thanh đạm, mềm, lỏng, dễ nuốt: Bệnh ung thư phổi sẽ gây ra những khó khăn trong vòm họng cũng như thực quản. Ngoài ra, việc điều trị có thể dẫn đến chứng khó tiêu, ăn không tiêu, chức năng của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng….Vì thế, sử dụng những thức ăn thanh đạm, mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ giúp bệnh nhân dễ ăn, ăn được nhiều hơn.
- Sử dụng những thực phẩm có giá trị năng lượng cao: Việc sử dụng những thực phẩm có năng lượng cao sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thực phẩm tốt cho người bị ung thư phổi có thể thay đổi qua từng giai đoạn.
- Bổ sung thêm chất xơ: Điều trị bằng các phương pháp xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật và việc sử dụng thuốc dài ngày có thể khiến bệnh nhân ung thư phổi bị táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thực đơn của bệnh nhân ung thư phổi cần phải đảm bảo sự cân đối và đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo 4 nhóm thức ăn và uống đủ nước. Dưới đây là thực đơn cho người ung thư phổi mà bạn có thể tham khảo.
Thực phẩm giàu protein
Người bệnh ung thư phổi dễ dẫn đến thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần được bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm trong thực đơn cho người ung thư phổi. Khẩu phần ăn chứa protein cần phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Ưu tiên các đạm từ thịt trắng (gà, vịt..), cá,… và có thể ăn tuần 2-3 lần các loại thịt đỏ như thịt bò.
Trái cây và rau xanh
Thực đơn cho người ung thư phổi cần chọn các loại rau, quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm. Bạn nên ăn 2-3 loại rau rau xanh, rau củ và quả chín. Rau, quả giúp cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ cần thiết cho người bệnh.
Tinh bột
Tinh bột là chính nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Thực đơn cho người ung thư phổi nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa, gạo, lúa mạch kê…Thức ăn cần được chế biến mềm để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Đồng thời, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn như bánh, kẹo, nước ngọt.
Chất béo thực vật
Chất béo không no giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất, ngăn ngừa hiện tượng sụt cân mất kiểm soát. Bạn nên ưu tiên nguồn chất béo thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ,…Ngoài ra, dầu cá chứa nhiều omega 3 giúp hỗ trợ kháng viêm cho bệnh nhân ung thư phổi.
Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan
Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.
Nước trà xanh
Người bệnh uống 2 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ được hợp chất polyphenols trong trà xanh, tăng khả năng chống oxy hoá. Lưu ý, uống trà cách xa bữa ăn để tránh hạn chế hấp thu sắt .
Thực phẩm có chứa lycopene
Những thực phẩm chứa lycopene như cà chua, dưa hấu, đu đủ… sẽ có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế sự di căn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa là nguồn dinh dưỡng cao cung cấp lượng canxi, protein phong phú và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra các thực phẩm từ sữa, sữa chua còn rất dễ ăn, dễ sử dụng nên bạn có thể thường xuyên sử dụng cho cơ thể.
Tóm lại, việc xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Thực đơn này cần tuân thủ nguyên tắc về dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất và nước. Bạn hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng nhất.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.