U mỡ ở đùi có đáng lo không? Top 4 phương pháp điều trị bệnh

U mỡ ở đùi là khối u lành tính, thường không đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không nên chủ quan, bạn cần nhận thức đúng về bệnh u mỡ cũng như biết những triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất cũng như cách điều trị bệnh u ở đùi.

U mỡ ở đùi là gì?

Đầu tiên, bạn cần biết về bệnh u mỡ dưới da. U mỡ dưới da là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành và mang tính di truyền. Bản chất khối u do chất béo tích tụ dần dần dưới da tạo thành, có hình tròn, kích thước to nhỏ khác nhau, có khối u nhỏ bằng hạt đỗ nhưng cũng có khối u to như quả quýt. Có 2 tính chất để bác sĩ nhận biết u mỡ đó là: có nhiều thùy và có mật độ mềm, đôi khi có chất lỏng bên trong.  

Khối u có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, thường gặp nhất là u mỡ ở cổ, u mỡ ở vai, u mỡ ở lưng và phần chi trên. U mỡ ở đùi là một trong những vị trí không thường gặp trong bệnh u mỡ dưới da. Nhiều khối u nằm ở vị trí khuất, thậm chí người bệnh cũng không nhận ra mình đang có khối u mỡ.

Chính vì vậy, bệnh nhân u mỡ ở đùi thường bỏ sót, không phát hiện, dẫn đến không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.

Xem thêm: U mỡ trên mặt

U mỡ ở đùi
Hạch ở đùi có đáng lo không?

Xem thêm: U mỡ ở lưng là bệnh gì? Khi nào nên phẫu thuật?

Nguyên nhân gây ra bệnh u mỡ ở đùi

U mỡ ở đùi có các yếu tố nguy cơ như là: Độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, tiền sử gia đình có người trong gia đình mắc u mỡ và có mắc các bệnh đi kèm như hội chứng Gardner, hội chứng Cowden.

Tuy rằng, nguyên nhân gây bệnh u mỡ ở đùi vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh u mỡ có liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ và di truyền.

Bệnh khối u ở đùi có thể gặp ở nam nữ bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nhìn chung bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Ngoài ra, u mỡ có thể hình thành sau chấn thương ở đùi.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh u mỡ ở đùi

Để nhận biết triệu khối u ở đùi, có thể dựa và một số đặc điểm sau đây:

  • Xung quanh đùi xuất hiện khối u dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và thường không gây đau đớn và có thể dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.
  • Về mặt kích thước khối, u mỡ ở đùi rất dạng nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Kích thước u mỡ thường không to ra hoặc nếu có sẽ rất chậm.

Một người có thể mắc cùng lúc nhiều khối u mỡ. Về hình thức phân bố u mỡ thường gặp là:

  • U mỡ đơn độc: phổ biến nhất, các khối u phân bố đơn độc nông và nhỏ.
  • U mỡ lan tỏa lành tính: giới hạn không rõ, lan tỏa, thường xâm nhập xuyên qua các sợi cơ, do đó hay tái phát sau phẩu thuật.
  • U mỡ đối xứng lành tính: thường gặp ở đầu, cổ, vai, cánh tay hơn ở đùi. Thường mắc ở những người đàn ông nghiện rượu hoặc đái đường.
U mỡ ở đùi
Hạch ở đùi có đáng lo không?

Chẩn đoán u mỡ ở đùi như thế nào?

Bệnh u mỡ ở đùi thường không khó khăn trong chẩn đoán. Các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng và khám tổng quát nhìn sờ khối u.

Chẩn đoán u mỡ ở đùi thường được thực hiện dựa trên khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và khám vùng đùi để xác định vị trí, kích thước, hình dạng và tính chất của khối u. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định chính xác bản chất của khối u.

Với trường hợp u mỡ ở đùi nằm trong các cơ quan nội tạng nhưng khó phát hiện vị trí cũng như tính chất của nó. Lúc này, bạn cần các công nghệ hiện đại hơn như siêu âm khối u để đưa ra chẩn đoán chính xác.

U mỡ ở đùi có nguy hiểm không?

Đa phần, u mỡ ở đùi là khối u lành tính. Bạn có thể sẽ không cần phải điều trị vì khối u vô hại, không đau cũng như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, đối với trường hợp u mỡ ở đùi mà nằm trong cơ quan nội tạng sẽ có thể bị chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra đau cho bệnh nhân thì cần phải có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời.

U mỡ lành tính nhưng phải phân biệt với một số khối u nguy hiểm như u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ. Khi khối u xuất hiện, hãy đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chích xác về chúng.

Lưu ý: nếu kích cỡ của khối u lớn hơn 8cm hoặc tăng đáng kể trong vòng 12 tháng hoặc bạn đau đớn, sưng đỏ khối u cũng như vùng da xung quanh, hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện mình có một khối u ở đùi:

  • Khối u lớn hơn 5 cm.
  • Khối u gây đau hoặc khó chịu.
  • Khối u thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc.
  • Khối u có liên quan đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, sưng tấy hoặc đỏ da.

Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra mô mỡ để xác định xem u mỡ ở đùi là lành tính hay là triệu chứng của bệnh ung thư hoặc các tình trạng bất thường về sức khỏe khác. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Bướu mỡ ở chân

Điều trị u mỡ ở đùi như thế nào

U mỡ ở đùi là một khối u lành tính, thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u mỡ lớn, gây đau đớn hoặc khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được loại bỏ. Có một số phương pháp điều trị u mỡ, bao gồm: 

  • Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ: đây là can thiệp nhỏ, đơn giản, chỉ áp cho khối u mỡ dưới da to, sâu và có nhiều thành phần xơ. Phương pháp có hiệu quả cao, khối u có thể loại bỏ hoàn toàn, rất ít khi bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này gây xấu về thẩm mỹ, có thể để lại sẹo.
  • Tiêm Steroid dưới da: đây là phương pháp này không gây đau đớn nhưng lại có khả năng tái phát cao, khó có thể loại bỏ khối u hoàn toàn. Steroid có khả năng giảm viêm và làm giảm kích thước của u mỡ. Tuy nhiên, việc sử dụng steroid để điều trị u mỡ cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và theo chỉ định của họ.
  • Hút mỡ: đây là phương pháp mới, được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm khối u mỡ mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ, không gây sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chứa nhiều nhược điểm như: bạn có thể bị đau, sưng và bầm tím sau khi phẫu thuật, chi phí đắt, trong một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng.
  • Sử dụng laser: Sử dụng laser để điều trị u mỡ là một phương pháp hiệu quả và không gây đau. Laser FCO2 có khả năng tác động chính xác và không chảy máu, giúp làm mờ u mỡ vàng một cách hiệu quả. Phương pháp này cũng không gây rối loạn sắc tố da và giúp cải thiện làn da, làm mịn và tươi trẻ hơn. Điều trị u mỡ vàng bằng laser FC02 cũng không để lại vết thâm và ít nhận thấy sẹo. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm.

Với trường hợp u mỡ ở đùi có kích thước nhỏ và không gây đau nhiều thì chưa cần sử dụng thuốc làm tan bướu mỡ. Người bệnh sẽ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Tam thất: Đây là vị thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của bướu mỡ, làm tiêu khối u. Cách dùng như sau: củ tam thất mua về rửa sạch, phơi và sấy thật khô, tán thành bột mịn, cất trong lọ, mỗi ngày dùng từ 20-40g. Người bị khối u, nên dùng bột tam thất 20g/ngày, dùng hằng ngày trong vòng 2-3 tháng.
  • Nghệ: Là dược liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của các tế bào mỡ ở vị trí bướu mỡ. Trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ với 2 – 3 muỗng canh dầu neem hoặc dầu hạt lanh. Thoa hỗn hợp lên vị trí u mỡ ở đùi. Nên làm hàng ngày trước khi đi ngủ và rửa sạch nó vào sáng hôm sau.
  • Chanh: Chứa acid citric và một số chất chống oxy hóa. Uống nước chanh kích thích cải thiện chức năng gan và tăng cường đào thải độc tố. Từ đó, các tế bào mỡ trong bướu mỡ sẽ được đốt cháy nhanh;
  • Nguyên liệu khác: Dầu hạt lanh, rau dền, giấm táo, tỏi, gừng…
U mỡ ở đùi
Hạch ở đùi có đáng lo không?

Có cần phải kiêng cử gì sau khi điều trị u mỡ ở đùi không?

Sau khi điều trị u mỡ ở đùi, bạn cần kiêng cử một số điều sau đây để vết thương nhanh lành và không bị nhiễm trùng:

  • Không chạm vào vết thương.
  • Không gãi hoặc chà xát vết thương.
  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn hoặc axit lên vết thương.
  • Không mặc quần áo quá chật hoặc quá bó sát vào vết thương.
  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Theo dõi vết thương và báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như chảy máu, sưng đỏ, đau hoặc sốt.

Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị u mỡ ở đùi sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Quan trọng là bạn phải quan sát vết mổ sau khi phẫu thuật, nếu bạn thấy sưng nóng đỏ đau phần khối u và vùng da xung quanh, hãy ngay lập tức đến gặp gặp bác sĩ. Nếu có chảy máu, dịch từ chỗ khối u, hoặc có dấu hiệu khối u bị nhiễm trùng, bạn cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật u mỡ là:

  • Chảy máu sau phẫu thuật
  • Tụ máu, tụ dịch quanh vết mổ
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn, không được tự ý bỏ thuốc, hoặc tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn dành cho người bệnh sau điều trị cần lành mạnh, không quá nhiều dầu mỡ, không rượu bia, không thuốc lá, không các chất kích thích. Tuy nhiên sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng không cần quá kiêng cử dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để hồi phục sức khỏe.

Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và duy trì chế độ ăn lành mạnh để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

U mỡ ở đùi
U mỡ ở đùi có đáng lo không?

Để phòng ngừa bệnh bướu mỡ nói chung và bệnh u mỡ ở đùi nói riêng, người bệnh cần duy trì 1 chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bướu mỡ. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là một cách tốt để phòng ngừa bướu mỡ.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bướu mỡ. Vì vậy, tránh hút thuốc lá là một cách tốt để phòng ngừa bướu mỡ.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể gây lão hóa da và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả u mỡ. Vì vậy, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài nắng.

Tóm lại, u mỡ ở đùi đa phần là các khối u lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh. Khi mắc phải u mỡ ở đùi, bạn không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe. Hãy đến khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.