U mỡ trên mặt: Một số dấu hiệu quan trọng mà bạn cần biết

Bệnh u mỡ trên mặt là một khối mô mỡ tăng sinh, nằm ngay dưới da xung quanh vùng đầu mặt. U mỡ trên mặt thường lành tính, tuy nhiên vẫn cần phân biệt chúng với các loại ung thư khác có khả năng xảy ra. Vậy tự nhiên nổi cục u trên trán có nguy hiểm không? Điều trị u mỡ trên mặt như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về u mỡ trên mặt

u mỡ trên mặt
Tổng quan về u mỡ trên mặt

U mỡ trên mặt (hay còn gọi là bướu mỡ trên mặt) là một khối mô mỡ phát triển trong các mô mềm dưới da của cơ thể bạn. Mặc dù được gọi bằng khái niệm khối u, u mỡ thường vô hại.

Đây là khối u phổ biến nhất trong các loại u hình thành dưới da. Tuy nhiên chỉ khoảng 1 người trong số 1.000 người sẽ có u mỡ trong một thời điểm nhất định. Vị trí thường gặp của u mỡ dưới da tập trung nhiều ở phần trên cơ thể, cánh tay hoặc u mỡ ở đùi. Riêng u mỡ trên mặt là một tình trạng khá hiếm gặp của u mỡ.

1 số triệu chứng của u mỡ trên mặt

Bạn thường phát hiện u mỡ trên mặt với các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Phân bố: U mỡ trên mặt có thể được phát hiện đơn lẻ hoặc nhiều khối trên mặt như u mỡ ở trán, u mỡ ở má, u mỡ dưới cằm
  • Giới hạn: thường giới hạn rõ, u mỡ không xâm lấn sang các mô xung quanh chúng.
  • Không đau: Tuy nhiên, một số u mỡ gây đau và khó chịu, trừ khi tác động cơ học khiến chúng chạm vào các dây thần kinh hoặc mạch máu lưu thông ở gần nó.
  • Hình dạng: u mỡ thường có dạng tròn hoặc hình bầu dục.
  • Có thể di chuyển: Chúng nằm ngay bên dưới bề mặt da và di chuyển khi bạn chạm vào chúng.
  • Kích thước: Hầu hết u mỡ thường không to quá 5 cm, tuy nhiên có những trường hợp hiếm gặp to hơn 15cm.

Nguyên nhân của u mỡ trên mặt

Không rõ nguyên nhân gây ra u mỡ trên mặt, tuy nhiên các nghiên cứu đã thống kê rằng đàn ông và phụ nữ trung niên có u mỡ thường chiếm đa số so với tổng số những người mắc u mỡ. U mỡ cũng có tính gia đình, con cái dễ phát hiện u mỡ nếu bố/ mẹ chúng cũng có.

  • Bệnh đa u mỡ di truyền: Còn được gọi là bệnh đa mỡ gia đình, rối loạn này được di truyền (di truyền qua các gia đình).
  • Bệnh Dercum: Rối loạn hiếm gặp này khiến các u mỡ gây đau phát triển, thường xuất hiện đa số trên cánh tay, chân và thân mình. Nó còn được gọi là bệnh u mỡ dolorosa hoặc hội chứng Anders.
  • Bệnh Madelung: Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất ở nam giới uống rượu quá mức. Còn được gọi là bệnh u mỡ nhiều đối xứng, bệnh Madelung gây ra u mỡ phát triển quanh cổ và vai
  • Hội chứng Gardner: Một dạng rối loạn được gọi là bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP), hội chứng Gardner gây ra u mỡ và một loạt bất thường sức khỏe đi kèm khác.
  • Bên cạnh đó, U mỡ cũng có thể thường xuất hiện sau một chấn thương, mặc dù các bác sĩ chưa khẳng định được liệu đây có phải là nguyên nhân khiến u mỡ hình thành hay không.

Phân biệt u mỡ trên mặt với các bệnh lý vùng đầu mặt khác

u mỡ trên mặt
Phân biệt nổi cục cứng ở má trái với các bệnh lý vùng đầu mặt khác

Trong hầu hết trường hợp, một khối u xuất hiện ở trên mặt có thể do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • U mạch máu: xuất hiện dưới dạng vết bớt nâu hoặc đỏ sậm ở vùng môi, má, trán, sàn miệng, lưỡi… U mạch máu chủ yếu có từ khi bẩm sinh, là 1 khối u mỡ lành tính thường gặp, chiếm số lượng khoảng 10% bệnh khối u ở vùng hàm mặt.
  • U mạch bạch huyết: Có tím sậm, màu đỏ, xuất hiện với vị trí đa dạng trong miệng bệnh nhân, chủ yếu là sàn miệng và lưỡi.
  • U sợi thần kinh: Hiện diện ở đa dạng vị trí vùng mặt, đa số là má, trán, và còn xuất hiện khắp toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
  • U xương: đa số là u xương hàm dưới làm biến dạng khuôn mặt bệnh nhân. U xương kết hợp với u sợi có thể tạo thành u hỗn hợp giữa sợi và xương, chúng thường xuất hiện ở vùng xương cằm và xương sọ;
  • U tuyến mang tai: Thường gặp ở vị trí dưới lỗ tai, má, đây là vị trí của tuyến nước bọt, khôi u lành tính nhưng có khả năng tái phát sau khi phẫu thuật, thậm chí diễn tiến thành u mỡ ác tính. U nhú: Xuất hiện ở đa số ở vùng sàn miệng. U có thể chèn ép lưỡi, cản trở việc nhai nuốt của bệnh nhân. U nhú có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật và ít khí tái phát;
  • U men: Thường hiện diện ở vùng hàm dưới, u men tuy lành tính nhưng dễ tái phát. Nó làm phì đại xương hàm dưới, phá hủy chất tủy xương bên trong, dễ làm gãy xương hàm cũng như gãy răng. Điều trị không triệt để sẽ khiến u dễ tái phát
  • U mỡ trên mặt: Thường ở da niêm mạc môi, sàn miệng, trán, dưới cằm, vùng má…. U mỡ màu vàng như mỡ, khá là cứng chắc, ranh giới của u mỡ trên mặt khá rõ rệt.

Trong tất cả các trường hợp, các khối u lành hay ác tính đều có thể hình thành ngay tại vị trí sau gáy hoặc vùng cổ. Muốn xác định bản chất của khối u, bác sĩ luôn phải sinh thiết bằng kim để lấy mẫu mô/ tế bào bên trong khối u để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Từ đó, tùy vào bản chất khối u mà bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều trị u mỡ trên mặt

u mỡ trên mặt
Phẫu thuật điều trị u mỡ trên mặt

Nếu kích cỡ u mỡ trên mặt khá to, tính chất khối u bất thường hoặc vị trí của khối u nằm sâu hơn bình thường, một số thủ thuật xâm lấn hơn như sinh thiết mẫu,… hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, CT scan hoặc MRI sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn u lành tính với ung thư tế bào mỡ. Người bị u mỡ trên mặt sẽ được tiến hành phẫu thuật trong những trường hợp sau đây:

  • Các khối u gây đau đớn hoặc cản trở nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
  • Phần da bề mặt của khối u mỡ bị viêm, sưng nề, tấy đỏ.
  • Kích thước khối u phát triển khá nhanh hoặc to hơn 5cm gây ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ
  • Phẫu thuật loại bỏ u mỡ trên mặt là một phẫu thuật nhỏ, khá đơn giản, thường chỉ yêu cầu gây tê tại chỗ tại vùng cho bệnh nhân, được áp dụng với những khối u mỡ có kích cỡ dưới 3cm, những u mỡ nằm ở vị trí sâu hoặc thành phần có nhiều sợi xơ. Phương pháp này giúp loại bỏ u triệt để, ít tái phát nhưng để lại sẹo tại nơi phẫu thuật cho người bệnh.

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Sau khi mổ cắt bỏ u mỡ trên mặt, bệnh nhân có thể cần phải kiêng ăn trong khoảng thời gian bác sĩ khuyến cáo, tuy nhiên cần chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh nên yêu cầu điều dưỡng hoặc y tá thay băng khi thấy bị bẩn, vệ sinh sạch sẽ vết mổ mỗi ngày và sau 7 – 19 ngày kể từ khi phẫu thuật cần tái khám để được bác sĩ kiểm tra lại vết mổ đã lành hoàn toàn hay chưa.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật u mỡ trên mặt là:

  • Chảy máu sau phẫu thuật
  • Tụ máu, tụ dịch quanh vết mổ
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Điều trị không phẫu thuật

  • Tiêm nội tiết tố steroid: Đây là phương pháp điều trị u mỡ trên mặt khá phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn. Phương pháp tiêm hormone Steroid tuy không gây đau nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn u mỡ được.
  • Hút mỡ: phương pháp này cũng là 1 trong những cách điều trị u mỡ, người bệnh sẽ được bác sĩ dùng kim và xi lanh để hút mỡ bên trong khối u.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về U mỡ trên mặt: 1 số điều quan trọng mà bạn cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com