5 biểu hiện u nhú mà bạn cần phải biết

U nhú là gì? U nhú là một trong những dấu hiệu bệnh khiến không ít người lo lắng khi thấy nó đột ngột xuất hiện trên cơ thể. Người ta sẽ luôn tự hỏi rằng liệu khối u này có ác tính không, có chữa được không? Nhưng không phải tất cả các u nhú đều là khối ung thư. Sau đây hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về u nhú qua bài viết dưới đây nhé.

U nhú lưỡi

u nhú lưỡi
u nhú lưỡi

U nhú lưỡi là gì?

Ở con người, các chồi vị giác và các nhú lưỡi nằm trải rộng khắp hai bên lưỡi, có màu hồng nhạt và ít được chú ý. Khi các nhú lưỡi hay chồi vị giác sưng lên, gây khó chịu và đau đớn, hiện tượng này được gọi là u nhú lưỡi.

Nguyên nhân

  • Trào ngược dạ dày: Axit trong dạ dày bị trào ngược, chảy ngược lên miệng, khiến các nhú lưỡi bị bỏng và sưng tấy
  • Dị ứng thực phẩm: Sưng nhú lưỡi có thể xuất hiện khi cho lưỡi chạm vào những chất gây kích ứng
  • Loét miệng: Khi ăn hoặc uống các thực phẩm nóng có thể khiến các nhú lưỡi bị bỏng, loét và sưng rộp lên, gây đau nhiều
  • Nhiễm trùng: một số loại virus hoặc vi khuẩn tấn công các nhú lưỡi làm các nhú lưỡi bị tổn thương với biểu hiện là sưng đỏ
  • Các ung thư ở miệng
  • Viêm nhú lưỡi: Thường gặp ở những người có răng nhọn hoặc răng giả gây kích thích nhũ lưỡi
  • Hút thuốc: Các chất độc hại trong thuốc lá có thể gây kích ứng vị giác và nhú lưỡi. Đồng thời, chúng cũng làm suy giảm khả năng phân biệt mùi vị
  • Thường xuyên ăn đồ chua, cay: Những thức ăn quá chua như chanh, cam hay quá cay như ớt, tiêu sẽ dễ gây kích ứng các nhú lưỡi
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn, như gây ra u nhú.
  • Thiếu vitamin: Sắt và vitamin B cũng có thể gây tổn thương lưỡi nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Những người quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng có thể lây lan virus HPV và gây nhiễm trùng lưỡi.

Triệu chứng

Các u nhú lưỡi ban đầu có màu hồng nhạt hoặc trắng, với kích thước rất nhỏ mà mắt thường nếu không chú ý kỹ sẽ không thể nhìn thầy và hoàn toàn không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu hay đau rát nào.

U nhú lưỡi âm thầm phát triển dần sau một thời gian.

Hình ảnh u nhú ở lưỡi thường được bắt gặp là những khối u to dần và có hình dạng như những chiếc đĩa dẹt, xuất hiện dày đặc ở vùng lưỡng và họng, các u xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp và rất dễ vỡ, gây đau rát. Khi các u bị vỡ sẽ gây chảy dịch mủ, thỉnh thoảng kèm theo máu và làm loét khoang miệng.

U nhú ở miệng

u nhú ở miệng
U nhú ở miệng

U nhú trong khoang miệng là gì?

Đây là một loại u do virus HPV gây ra. Có khoảng 100 tuýp HPV trong đó có 80 tuýp gây bệnh ở da và 40 tuýp gây bệnh ở niêm mạc miệng.

Khi virus HPV tiếp xúc với miệng, virus sẽ xâm nhập vào thông qua những vết hở hoặc vết loét ở miệng hoặc cổ họng. Đây cũng là loại virus gây nên ung thư vòm họng hoặc khoang miệng. HPV sẽ xâm lấn và ăn mòn các mô lân cận và lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, thậm chí còn liên quan đến các phần khác của cơ thể.

Nguyên nhân

  • Quan hệ bằng miệng: Khi có tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh u nhú, vi khuẩn và nấm có thể lây lan và gây nhiễm trùng.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu và làm suy yếu hệ miễn dịch trong miệng, làm tăng nguy cơ phát triển u nhú ở miệng.
  • Lạm dụng đồ uống có cồn: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn như rượu và bia có thể làm tăng nguy cơ u nhú. Cồn cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể cũng có thể gây ra u nhú. Ví dụ như bị ốm, điều trị bằng corticosteroid, hoặc mắc các bệnh lý miễn dịch như HIV/AIDS.
  • Chia sẻ đồ cá nhân và đồ uống: Tiếp xúc với đồ cá nhân hoặc đồ uống của người bị u nhú có thể khiến bạn bị lây nhiễm.

Triệu chứng

  • Nổi bật là những nốt mụn nhỏ, nổi từng chấm đơn lẻ hoặc nổi thành cụm.
  • Mụn có những màu khác nhau như hồng, trắng, đỏ,….
  • Thường không đau, phát triển chậm, trơn láng và không bị chai sạn.
  • Xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng, nhưng thường xuyên nhất là trên và dưới lưỡi, phần vòm miệng mềm phía sau hoặc phần vòm miệng và môi.
  • Khi thở thì xuất hiện âm thanh the thé bất thường.
  • Ho khan hoặc ho ra máu

U nhú amidan

u nhú amidan
U nhú amidan

U nhú amidan là gì?

U nhú amidan là một khối u nhỏ, mềm, xuất hiện và phát triển một cách bất thường ở gần amidan.

Bệnh u nhú amidan thường là viêm amidan lành tính, không gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc và xử lý đúng cách thì bệnh dễ dàng chuyển sang ung thư.

Nguyên nhân

  • Viêm amidan mãn tính kéo dài: Nếu bạn mắc phải viêm amidan mãn tính kéo dài, tức là amidan của bạn thường bị viêm và sưng thì vi khuẩn và nấm có thể phát triển và gây ra u ở amidan.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng có thể lây nhiễm virus sùi mào gà (HPV), khiến amidan bị tổn thương và phát triển u nhú.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn có thể phát triển trong miệng, gây ra viêm nhiễm và nguy cơ mắc sẽ cao hơn.
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia quá nhiều có thể làm giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Triệu chứng

U nhú amidan hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có hình ảnh u nhú amidan biểu hiện ra bên ngoài như sau:

  • Trong cổ sẽ xuất hiện các khối u
  • Polyp amidan sẽ phát triển lớn, sưng to vùng cổ
  • Khó nuốt
  • Khó thở khi nằm
  • Hình thành u mỡ, gây cản trở việc giao tiếp và ăn uống của người bệnh

U hỗn hợp hình thành, tuy đây là loại u lành tính nhưng vẫn có khả năng biến chuyển thành ác tính. U hỗn hợp thường xuyên xuất hiện ở phía trên amidan, có hình dạng nang và nhẵn, không gây đau nhức hay lở loét.

U nhú lưỡi gà

U nhú lưỡi gà là gì?

U nhú lưỡi gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và rất dễ lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, đặc biệt là quan hệ bằng miệng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn bệnh sùi mào gà với các bệnh lý về mũi họng khác dẫn đến chủ quan không điều trị.

Nguyên nhân

Cũng giống như bệnh sùi mào gà ở những nơi khác, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus HPV. Cụ thể, sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi là do:

  •  Quan hệ bằng miệng: Đây là con đường lây lan chủ yếu của bệnh sùi mào gà. Khi tiếp xúc với khu vực bị nhiễm bệnh, virus sẽ lây lan theo đó, tạo thành các nốt trên lưỡi, môi, cổ họng,…
  • Hôn người bệnh: Virus HPV cũng dễ dàng lây từ người này sang người khác qua tuyến nước bọt. Do đó, hôn môi với người nhiễm sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm bệnh.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Các nghiên cứu cho thấy virus HPV có thể tồn tại ở môi trường ngoài trời từ 3-4 giờ. Vô tình dùng chung các vật dụng như son môi, bàn chải đánh răng, cốc nước với người mắc bệnh trong thời gian này rất dễ dẫn đến nhiễm trùng lưỡi gà.

Triệu chứng

  • Trên lưỡi xuất hiện những nốt nhỏ, hồng tươi hoặc hồng đỏ.
  • Những nốt đỏ li ti có thể nằm ở mặt trên, mặt dưới hoặc viền lưỡi.
  • U nhú phát triển to dần, có thể mọc riêng lẻ hoặc thành chùm
  • Khi người bệnh dùng tay chạm vào nốt u nhú thì sẽ có hiện tượng tiết mủ hoặc dịch, kèm theo máu.
  • Đối với các ca bệnh nặng, các u nhú bắt đầu lây lan sang họng, môi, nướu,…
  • Mụn thịt phát triển, khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu, đặc biệt là khi nuốt hoặc nói chuyện.

U nhú da

U nhú da
U nhú da

U nhú da là gì?

U nhú da hay còn gọi là mụn thịt dư (mụn cơm có cuống, mụn thịt thừa) là những u nhú trên da có dạng lồi nhỏ, màu da hoặc màu nâu, trông giống như mụn cóc, thường có kích thước từ 1mm đến 2cm.

Nguyên nhân

Mụn thịt dư thường xuất hiện khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi lão hóa da. Nguyên nhân gây mụn thịt thừa có thể phân loại thành nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.

  • Nguyên nhân trực tiếp từ bên trong cơ thể: do tình trạng tăng sinh collagen khiến cấu trúc da bị thay đổi kết hợp với rối loạn tuyến mồ hôi, da nhạy cảm…
  • Nguyên nhân gián tiếp chủ yếu đến từ chế độ sinh hoạt và các thói quen, lối sống như ăn uống thiếu chất, sử dụng nhiều chất kích thích, mỹ phẩm có các thành phần gây tổn thương da, dùng các loại thuốc ảnh hưởng nội tiết.

Triệu chứng

  • U nhú trên da, hơi mềm và trông như được “treo” ngoài da thay vì nổi trên bề mặt.
  • Ban đầu, mụn thịt chỉ nhỏ, đường kính 2-5mm, khoảng 1/3 đến một nửa kích thước của một cục tẩy trên đầu bút chì và có kích thước dẹt.
  • U nhú da có thể mọc bất cứ nơi nào trên cơ thể, phổ biến nhất là mụn thịt ở cổ, tay hoặc ở nách. Một số vị trí khác có nốt thịt dư là trên ngực, lưng, ở vùng háng, trên mí mắt hoặc dưới nếp gấp mông.

U nhú thực quản

U nhú thực quản là gì?

U nhú thực quản là một khối u biểu mô hiếm gặp, thường không có triệu chứng nhưng có thể kèm theo mủ, khó chịu vùng bụng trên và khó nuốt. Sinh thiết có thể được thực hiện để xác định khối u lành tính hay ác tính hoặc để phân biệt với các tổn thương tương tự khác. 

Tuy nhiên, có thể chẩn đoán sơ bộ dựa vào hình ảnh nội soi như bờ khối u rõ, mạch máu bất thường trên khối u và tình trạng loét. Thực tế đã chỉ ra rằng hầu hết các u nhú thực quản đều lành tính và hiếm khi phát triển thành ung thư. 

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến u nhú ở thực quản vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể gây ra u nhú thực quản là:

  • Nhiễm virus HPV: Đây được cho là một trong những yếu tố có thể tăng nguy cơ phát triển u nhú thực quản và tiến triển thành ung thư. 
  • Nhiễm trùng và viêm nhiễm: Nhiễm trùng và viêm nhiễm trong thực quản có thể gây ra tế bào thực quản bị tổn thương.
  • Tác động của hóa chất và chất kích thích: Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thực phẩm hoặc nguồn nước có nguy cơ mắc u nhú ở thực quản cao hơn.
  • Các vấn đề về dạ dày: Tình trạng ăn uống không lành mạnh dẫn đến thừa cân, béo phì, viêm dạ dày có thể tạo ra môi trường cho u nhú phát triển.
  • Tổn thương thực quản: Bất kỳ tổn thương hoặc vết thương nào trong thực quản do dị vật, vi khuẩn hay virus có thể gây ra sự phát triển của u ở thực quản.

Dấu hiệu

  • Khó nuốt: Một trong những dấu hiệu chính là khó nuốt thức ăn hoặc nước. Cảm giác có vật cản trong thực quản có thể gây ra khó khăn và đau khi nuốt.
  • Đau hoặc khó thở: Đặc biệt khi u nhú lớn hoặc tạo áp lực lên các cơ và cấu trúc gần khu vực thực quản.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Điều này là do ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.
  • Đau ngực: Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề.
  • Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

U nhú thanh quản 

U nhú thanh quản là gì?

U nhú thanh quản là sự tổn thương dây thanh âm và khí quản. Đây là những khối u lành tính của thanh quản phát sinh từ sự tăng sản của các nhú dưới biểu mô. U nhú dây thanh quản xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra u nhú thanh quản vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố sau có thể tăng khả năng mắc u nhú thanh quản:

  • Hút thuốc
  • Tiếp xúc với hóa chất: Công việc tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể tăng nguy cơ mắc u nhú thanh quản
  • Lây nhiễm: U nhú thanh quản có thể truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi cá nhân và không phải tất cả các tiếp xúc đều lây nhiễm. 
  • Truyền từ mẹ sang con khi người mẹ nhiễm HPV. 

U nhú có nhiều loại và có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, vì vậy khi bản thân nhận thấy có bất kì triệu chứng khác thường nào kể trên cần lập tức đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra việc tầm soát bệnh ít nhất 6 tháng/lần là vô cùng cần thiết nhằm tìm ra được được khối u nhú (nếu có) khi nó chưa hóa ác.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com

Contact Me on Zalo