U xương là tình trạng bệnh lý mà khi đó các tế bào xương phát triển một cách mất kiểm soát vào tạo nên những khối u. Bệnh nhân mắc phải u xương thường quan tâm đến bệnh của mình là u lành hay ác tính. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh lý u xương trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
U xương lành tính là gì?
Hầu hết các trường hầu u xương là lành tính. U thường gặp ở trẻ em và không di căn, tuy nhiên bệnh lý này vẫn ảnh hưởng đến xương và các xương bị tổn thương có thể trở nên suy yếu. Một số loại u lành tính thường gặp có thể kể đến như các loại bệnh lý sau.
U xương sụn
U vùng xương sụn là bệnh lý lành tính thường gặp, chiếm dưới 50% tỷ lệ u xương lành. Khối u có xu hướng xuất hiện nhiều ở vùng hành xương dài, tuy nhiên ghi nhận u xuất hiện tại một số vị trí khác như ở cột sống và xương sườn, u xương chân thường gặp ở đầu dưới của xương đùi, u xương cổ tay, u ở đầu trên của xương cánh tay (phần nối với ổ khớp vai). U lành xương thường phát triển chậm.
Khi chụp X-quang có thể cho thấy hình ảnh u xương ở sụn có cuống giống nấm, phát triển bắt nguồn từ hành xương ở gần sụn. Chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong việc chẩn đoán các loại u lành, trong đó có u vùng xương sụn. Sau tuổi trưởng thành, khối u thường sẽ không phát triển thêm nữa.
U nội sụn
U nội sụn là loại u lành tính ít gặp hơn, chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Bệnh gặp ở cả nam và nữa, độ tuổi thường gặp trải dài với trung bình là khoảng 30 tuổi. Thường gặp là u xương sụn bàn tay, ngón tay và những vùng đầu trên xương cánh tay. Trên phim X-quang có thể thấy các đốm canxi hóa trong nang, đây cũng là hình ảnh đặc trưng của loại u nội sụn.
U nội sụn thường tiến triển chậm, ít gây ra tình trạng gãy xương do u, tuy nhiên u có thể gây cảm giác khó chịu, đau nhức cho bệnh nhân. U nếu nằm ở xương bàn tay, bàn chân hay xương đòn có thể nhìn sờ được. Điều trị u nội sụn chủ yếu sử dụng phương pháp nạo lấy khối u và cấy ghép xương.
Nang xương đơn độc
Nang xương đơn độc là loại u xương lành tính có khả năng tự giới hạn, bệnh gặp nhiều ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh diễn tiến âm thầm không có triệu chứng đặc trưng, người bệnh khó phát hiện, chỉ phát hiện bệnh khi có tình trạng gãy xương bệnh lý. Bệnh có thể gây gãy xương, di lệch xương. Nang xương đơn độc chứa dịch lượng ít, dạng huyết thanh hoặc máu.
U xương ác tính là gì?
Đa u tủy xương
Đa u tủy xương là bệnh lý xương ác tính nguyên phát có tần suất mắc cao nhất, bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi. Khối đa u tủy gây tổn thương lan tỏa trong tủy xương. Biện pháp chẩn đoán thường dùng là chọc hút tủy xương. Dấu hiệu u xương ác tính trong đa u tủy điển hình là tổn thương dạng nang, mất chất khoáng lan tỏa, tổn thương có thể giống với xơ hóa tủy hoặc tình trạng đặc xương lan tỏa.
Sacrom xương
Sarcom xương là bệnh lý khối u nguyên phát thường gặp đứng sau đa u tủy. Sacrom xương là một bệnh lý rất ác tính, gặp ở bất cứ độ tuổi nào, độ tuổi thường gặp là từ 10 đến 25 tuổi. Đây là bệnh lý tạo các tế bào xương ác tính từ các tế bào u ở trong xương. Bệnh thường gặp ở vùng quanh đầu gối, hoặc các xương dài khác trong cơ thể như khu vực đầu xương – hành xương. Bệnh có thể gây di căn gây u xương sọ, ung thư phổi phổi, các triệu chứng không đặc hiệu nhưng thường gặp là tình trạng đau nhức xương với nhiều mức độ.
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tuyến tương đối hiếm gặp, thường gây bệnh ở xương chày. Nó thường xảy ra ở thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tổn thương trên phim X-quang thường ở trước xương chày với hình ảnh bong bóng xương. Tổn thương trong ung thư biểu mô tuyến có thể nhầm lẫn với các bệnh lý xương khác như loạn sản vỏ xương chày trước.
Điều trị ung thư xương hiện nay ra sao?
Hiện nay các bệnh lý ung thư là một trong những thách thức của nền y khoa hiện đại, trong đó bao gồm cả u xương. Trong thời đại y học phát triển cùng với các thành tựu khoa học kỹ thuật thì các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cũng được cải tiến. Tuy nhiên bệnh lý ung thư xương vẫn cần sự tuân thủ điều trị đến từ phía người bệnh cũng như các chuyên gia, bác sỹ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ung bướu.
Mỗi loại khối u cần được đánh giá dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Ví dụ bệnh nhân có các triệu chứng ở vùng đầu mặt cổ, cần phải khảo sát bao quát vùng đầu mặt, ví có thể bỏ sót các chi tiết như hình ảnh u xương khẩu cái. Tùy vào u là lành tính ha ác tính, giai đoạn của khối u, vị trí khối u, việc điều trị và tiên lượng bệnh sẽ khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị u ở xương chủ yếu bao gồm:
- Phẫu trị (phẫu thuật): bệnh nhân có thể được loại bỏ khối u bằng phương pháp phẫu thuât. Mục đích của ca phẫu thuật là loại bỏ phần xương bị hủy hoại, thay xương có thể được chỉ định.
- Hóa trị: biện pháp hóa trị có thể giúp điều trị trong trường hợp khối u có dấu hiệu di căn ở nhiều vị trí trong cơ thể, hoặc giúp tiêu diệt các khối u còn sót lại từ quá trình phẫu thuật/ không có chỉ định phẫu thuật.
- Xạ trị: tia xạ giúp ngăn chặn sự phá hủy của các tế bào ung thư, đây là một biện pháp điều trị được quan tâm trong những năm gần đây.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U xương lành tình và ác tính là những bệnh lý gì?”. Khi phát hiện bản thân đang mắc bệnh lý có khối u ở xương, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất và làm giải phẫu bệnh nhằm chẩn đoán bản chất của khối u ở xương là lành tính hay ác tính giúp cho việc điều trị được diễn ra kịp thời nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: CDC