Bệnh ung thư phổi có lây không và phòng tránh như thế nào?

Ung thư phổi là một căn bệnh ác tính ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và người tiếp xúc có sự lo lắng là ung thư phổi có lây không? Bệnh có nhiều biểu hiện đa dạng và các biện pháp phòng tránh bệnh cũng nhiều và dễ thực hiện. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về khả năng lây của bệnh ung thư phổi trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh ung thư phổi là gì?

Bệnh ung thư phổi hay khối u ác tính nguyên phát ở phế quản – phổi là một bệnh khi có một khối u tế bào ác tính hình thành trong nhu mô phổi. Đặc điểm của ung thư phổi ác tính là tế bào mắc bệnh trong phổi sẽ phát triển nhanh cả về kích thước và số lượng, đến khi dẫn đến chèn ép và di căn xâm lấn đến các cơ quan khác của cơ thể. Ở nước ta, bệnh ung thư phổi rất phổ biến khi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. 

ung thư phổi có lây không
Ung thư phổi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và bệnh gây tử vong hàng đầu cho nam giới ở hầu hết các nước trên thế giới

Các giai đoạn bệnh của ung thư phổi 

Việc phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi có ý nghĩa tiên lượng người bệnh và cũng để xác định khả năng lây của bệnh này.

Đối với loại ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi chia làm 2 giai đoạn chính là:

  • Giai đoạn hạn chế: Tế bào của khối ung thư chỉ nằm trong 1 lá phổi và một số mô xung quanh trong lồng ngực.
  • Giai đoạn mở rộng: Tế bào ung thư lan sang cả 2 lá phổi và các cơ quan xung quanh như: màng phổi, lồng ngực bên ngoài phổi, màng ngoài tim và tim …
ung thư phổi có lây không
Giai đoạn mở rộng của Ung thư phổi loại tế bào nhỏ

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư phổi chia làm 6 giai đoạn lớn gồm

  • Giai đoạn bị che lấp: khối u chưa phát triển trong phổi mà chỉ có thể phát hiện trong đờm hoặc các mẫu nước thông qua nội soi.
  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư phổi nằm ở lớp trong cùng của niêm mạc phổi.
  • Giai đoạn I: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong phổi, chưa lây lan ra bên ngoài
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư từ phổi lây lan ra các cơ quan, bộ phận xung quanh phổi
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư lây lan nhanh và rộng hơn, cụ thể là lây ra lồng ngực giữa phổi và tim
  • Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư lan sang lá phổi còn lại và các bộ phận khác trong cơ thể. Giai đoạn này không thể loại bỏ tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật nữa.

Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là khi trong gia đình có người bị hoặc từng bị ung thư phổi đang điều trị. Khi thấy người bị ung thư phổi có triệu chứng hô hấp như ho liên tục, ho dữ dội, ho khạc đàm máu, … sẽ nhiều người lo sợ mình bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày hay không.

Bằng chứng y khoa học cho rằng, tất cả ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến trong mỗi cơ thể con người, mà không phải do vi rút, vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm theo bất cứ đường nào. 

ung thư phổi có lây không
Người bị mắc ung thư phổi chắc chắn không phải là nguồn lây nhiễm và hoàn toàn không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh

Như vậy, bệnh ung thư phổi sẽ không lây từ người này sang người khác hoặc là từ người bệnh sang người lành. Người bị mắc ung thư phổi chắc chắn không phải là nguồn lây nhiễm và hoàn toàn không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh. Yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh ung thư phổi là do hút nhiều thuốc lá và làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm độc hại. 

Tất cả các thông tin ung thư phổi có thể bị lây cho người khác là đều không có căn cứ khoa học đúng đúng. Vì vậy, những người tiếp xúc với bệnh nhân ung thư phổi sẽ không bị mắc bệnh và không cần lo lắng gì cả.

Những cách phòng tránh bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe nên có tỷ lệ tử vong và biến chứng suốt đời cao. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy phòng ngừa bệnh là việc làm quan trọng và cần thiết, đặc biệt là người có nguy cơ cao hơn. Sau đây, Docosan giới thiệu một số cách phòng tránh bệnh đơn giản có thể giúp bảo vệ sức khỏe trước các yếu tố nguy cơ gây bệnh. 

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Chế độ ăn uống hàng ngày một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa trong việc hạn chế tác động của các nguy cơ gây bệnh. Trong thành phần của các loại rau củ quả tươi, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh thường gặp. Đồng thời, những chất này trong rau củ quả cũng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do, chính là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Lối sống lành mạnh

Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh ung thư phổi như: thuốc lá, rượu bia, môi trường làm việc độc hại, nơi ở bị ô nhiễm không khí… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, lối sống hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồng thời tạo môi trường làm việc tránh xa các hóa chất gây ung thư phổi.

Ngoài ra, cần có thói quen thường xuyên tập thể dục, thể thao kết hợp với thời gian ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường khả năng phòng chống ung thư. Một điều quan trọng hơn cả là việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giảm thiểu rất nhanh chóng tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người trong gia đình.

ung thư phổi có lây không
Những cách phòng tránh bệnh ung thư phổi – Lối sống lành mạnh hạn chế hút thuốc lá

Kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi thì sẽ có rất ít biểu hiện triệu chứng rõ ràng làm người bệnh lãng qua gây nên rất khó phát hiện chính xác. Một cách hiệu quả là đi khám kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm hoặc nhiều năm thì mới có thể phát hiện sớm bệnh. Nhờ vậy mà quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn, tăng khả năng cơ hội sống và cải thiện tốt chất lượng cuộc sống.

Nói chung, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín về chất lượng để kiểm tra sức khỏe và tiến hành tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ cao của bệnh ung thư phổi. 


Bài viết trên đây đã giải thích rõ Bệnh ung thư phổi có lây không và phòng tránh như thế nào? Thông qua có thể giúp bạn đọc biết được ung thư phổi hoàn toàn không lây cho người khác để mọi người có thể yên tâm khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Đồng thời để phòng tránh hiệu quả nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi thì có thể áp dụng các biện pháp đơn giản nêu trên và càng sớm càng tốt. 

Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.