Ung thư phổi giai đoạn cuối ngày càng phở biến và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng ung thư phổi giai đoạn cuối sống thêm được bao lâu. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về ung thư phổi giai đoạn cuối.
Tóm tắt nội dung
Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?
Ung thư phổi rất khó khăn trong việc xác định bệnh vào giai đoạn sớm. Vì các triệu chứng ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm cúm và các bệnh viêm đường hô hấp.
Đa số các bệnh nhân chỉ biết mình có bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe hoặc khi bệnh tiến triển hoặc đã di căn. Khi ung thư phổi tiến triển nặng, các triệu chứng trở nên rõ rệt: khó thở, ho kéo dài, đau xương khớp. Ở giai đoạn này, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể trị khỏi hoàn toàn mà chủ yếu là kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Các giai đoạn của ung thư phổi bao gồm:
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Được chia thành các giai đoạn: 0, 1, 2, 3A, 3B và 4. Giai đoạn 4 cũng tương đương với ung thư phổi giai đoạn cuối.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, giai đoạn 4 tương đương với giai đoạn khối u đã di căn và lan rộng đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể như xương, não,…
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 4 thường rõ rệt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh:
- Khó thở hoặc ho ra máu: Sự lan rộng của khối u vào đường thở có thể gây tắc nghẽn, khó thở và chảy máu.
- Ho kéo dài dai dẳng: Ho có thể trở nên không ngừng, do sự phát triển của khối u trong đường thở hoặc do đờm đặc gây tắc nghẽn đường thở gây ra phản xạ ho.
- Đau đớn dữ dội: Những người mắc bệnh ung thư thường phải chịu rất nhiều cơn đau. Đau có thể khiến bệnh nhân cáu kỉnh, mất ngủ và giảm khả năng tập trung.
- Các triệu chứng do di căn não: Khi các tế bào ung thư phổi di căn tới não, bệnh nhân bị đau đầu, co giật và các triệu chứng thần kinh khác như chứng liệt nửa người , gặp vấn đề về trí nhớ, tâm trạng, tính tình thay đổi và đột quỵ..
- Các triệu chứng do di căn vào xương: Ung thư phổi thường di căn vào xương rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Đau xương có thể bắt nguồn từ xương do chèn ép rễ thần kinh (đặc biệt là xẹp đốt sống) hoặc co thắt cơ ở vùng tổn thương xương.
Càng ngày đau càng tăng, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt hằng ngày. Tiên lượng của những bệnh nhân kém với thời gian sống trung bình dưới 1 năm.
Xem thêm:
- Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới như thế nào?
- Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới như thế nào?
- Ung thư phổi có di truyền hay không?
Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?
Ung thư phổi là bệnh do tế bào trong nhu mô phổi đột biến và tăng sinh, không phải do vi rút hay vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm. Như vậy, bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối không lây từ người này sang người khác. Tất cả các thông tin ung thư phổi có thể lây đều sai sự thật.
Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan
Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.
Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân và gia đình họ đưa ra những lựa chọn khó khăn trong việc điều trị. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh và người nhà. Vì vậy, chúng ta nên trang bị những kiến thức về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối để có cái nhìn đúng đắn về bệnh tình.
Ngoài các phương pháp điều trị phổ biến như phẫu thuật, hóa trị kết hợp xạ trị, hiện nay đã xuất hiện loại thuốc có thể làm ức chế tế bào ung thư phổi. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh.
Bệnh nhân cần tuân thủ các diều trị của bác sĩ để giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống. Người nhà cần động viên, tiếp thêm tinh thần giúp người bệnh chiến đấu với căn bệnh.
Ung thư phổi giai đoạn cuối sống thêm được bao lâu?
Phần lớn bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng không biết ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu.
Để xác định được thời gian sống của người bệnh mắc bệnh ung thư nói chung, các bác sĩ sẽ dựa trên các cơ sở sau: giai đoạn của bệnh, phương pháp điều trị bệnh và sức khỏe và thể trạng của người bệnh. Đây là ba yếu tố chính được bác sĩ dựa vào để giúp người bệnh tiên lượng xem thời gian sống cụ thể của người bệnh như thế nào. Nếu ung thư phổi giai đoạn đầu, có thể phẫu thuật ít tái phát và tình trạng sức khỏe bình thường thì tiên lượng sống sẽ tốt hơn.
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, giai đoạn nào, di căn hay chưa.
Trường hợp người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 – 18 tháng.
Trường hợp sống trên 5 năm của người mắc bệnh ung thư phổi cần xem xét thêm nhiều yếu tố như:
- Ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm khoảng hơn 50%.
- Khi ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết lân cận, người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ 25%.
- Khi xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.
Tóm lại, ung thư phổi giai đoạn cuối chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn mà hiện tại chỉ giúp bệnh nhân giảm đi các triệu chứng khó chịu và kéo dài thời gian sống. Thời gian sống trung bình của ung thư phổi giai đoạn cuối tùy thuộc vào loại ung thư phổi bệnh nhân mắc phải, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Người nhà nên động viên bệnh nhân có thêm niềm tin, sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.