Xạ trị có đau không và các thông tin liên quan

Xạ trị có đau không là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân ung thư khi được chỉ định điều trị bằng tia xạ. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một số thông tin về tác dụng phụ bị đau của xạ trị trong bài viết dưới đây nhé!

Xạ trị là gì?

Liệu pháp xạ trị hiện nay sử dụng các hạt năng lượng hoặc sóng năng lượng cao như: tia X, tia gamma hoặc các chùm electron/ proton, có khả năng tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư. Các tế bào trong cơ thể phát triển và có khả năng phân chia để tạo thành các tế bào mới với tốc độ nhanh hơn tế bào lành nhiều lần.

Xạ trị sẽ phá vỡ cấu trúc DNA của tế bào ung thư thành các đoạn nhỏ. Sự phá vỡ này làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung, hạn chế khả năng phân chia và làm chết tế bào ung thư. Tuy nhiên cácc tế bào lành gần đó cũng có thể bị phá hủy bởi tia xạ nhưng phần lớn sẽ phục hồi và có thể hoạt động bình thường.

Trong khi dùng hóa trị và các phương pháp điều trị khác, các thuốc chống ung thư được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc đường tiêm, làm cho toàn bộ cơ thể chịu ảnh hưởng của thuốc chống ung thư thì xạ trị thường là điều trị tại chỗ. Điều này có nghĩa là xạ trị chỉ ảnh hưởng tới phần cơ thể cần được điều trị. Liệu pháp xạ trị được lên kế hoạch để tác động và làm tổn thương các tế bào ung thư đồng thời giảm thiểu tác hại tới các tế bào lành xung quanh.

Xạ trị ngoài sử dụng máy điều khiển các tia năng lượng cao, các tia này đi từ bên ngoài cơ thể đi vào các khối u. Cách này được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú xạ trị theo liệu trình, thường được tiến hành theo từng đợt và đôi khi sẽ được thực hiện khoảng hai lần một ngày trong vài tuần. Một người được điều trị xạ ngoài sẽ không phát xạ và không cần thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt.

Xạ trị trong còn gọi là xạ trị áp sát. Một nguồn phóng xạ được đưa vào bên trong cơ thể đến gần vị trí của khối u. Cách đặt nguồn phóng xạ cần phụ thuộc vào bản chất của loại khối u. Các biện pháp cảnh báo an toàn của loại bức xạ này là cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định. Điều quan trọng bệnh nhân xạ trị cần nằm bắt là nếu nguồn xạ bên trong còn sót lại trong cơ thể, sau một thời gian cũng không còn đặc điểm mang hoạt tính phóng xạ nữa.

Xạ trị toàn thân sử dụng các loại thuốc phóng xạ đưa qua đường uống hoặc đưa vào tĩnh mạch để điều trị một số bệnh ung thư nhất định. Những loại thuốc phóng xạ này được đưa đi khắp cơ thể. Người bệnh cần phải tuân thủ các cảnh báo đặc biệt được bác sĩ điều trị căn dặn tại nhà trong một khoảng thời gian sau khi sử dụng thuốc.

Xạ trị có đau không?

Cùng với phương pháp phẫu thuật và hóa trị liệu, thì xạ trị là cũng đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị nhiều loại ung thư, giảm nguy cơ tái phát ung thư và thuyên giảm tốt triệu chứng giai đoạn muộn. Sẽ có một phần bệnh nhân được chỉ định xạ trị điều trị ung thư rồi tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có đau không?

Thực tế, dù bất kì phương pháp điều trị ung thư nào đều có những tác dụng phụ không mong muốn nhất định và có thể không dự đoán trước được. Với bệnh nhân điều trị bằng tia xạ năng lượng, đau rát da vùng chiếu tia cũng là triệu chứng hậu phẫu khá phổ biến và mức độ khó chịu ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ở một số trường hợp, ở vùng tia xạ đến da trở nên sưng tấy, đỏ, da và thậm chí có thể bị loét đau. Đa số các bệnh nhân bị đau rát sẽ tự hồi phục sau khi liệu trình điều trị xạ trị kết thúc.

Như vậy để trả lời câu hỏi xạ trị có đau không thì câu trả lời là quá trình xạ trị có thể gây đau rát trên da, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống với nhiều mức độ. Tùy vào tình trạng tác dụng phụ xảy ra trên cơ thể mà người bệnh cần báo với bác sĩ điều trị để nhận được biện pháp xử trí phù hợp.

Xạ trị có đau không còn phụ thuộc vào vị trí xạ

Đối phó với đau sau xạ trị

Thực tế cho thấy tình trạng các tác dụng phụ sẽ thuyên giảm đáng kể sau khi kết thúc liệu trình xạ trị. Bệnh nhân không cần quá lo lắng về các vấn đề này hay băn khoăn sau khi xạ trị có đau không, có ảnh hưởng đến chức năng cơ thể không mà cần tập trung vào điều trị bệnh lý ung thư.

Điều trị ung thư là một quá trình bệnh nhân chiến đấu lâu dài với bệnh tật cùng với sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Bệnh nhân cần tin tưởng vào các biện pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra để có thể hoàn thành tốt, tránh bị ảnh hưởng tâm lý xuyên suốt quá trình điều trị.

Bệnh nhân ung thư thường có cảm giác chán ăn, khó chịu, trường hợp xạ trị vùng miệng có thể gây đau, ăn uống khó khăn. Nếu không có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cùng biện pháp xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý thì sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng hiệu quả điều trị.

Để bảo đảm đủ dinh dưỡng, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh nhân có thể trải qua cảm giác mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, do đó nên ăn uống dựa vào khẩu vị để có cảm giác ngon miệng. Cần tăng cường vận động, giảm stress và tránh suy nghĩ tiêu cực… sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Xạ trị có đau không là mối quan tâm hàng đàu của người bệnh

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư với hai mục đích chính là điều trị khối u và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. 

Xem thêm: Chi phí xạ trị

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo