Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?

Chỉ số tiểu đường (chỉ số đường huyết) là một loại chỉ số quan trọng trong quy trình chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý đái tháo đường. Hiện nay có nhiều loại chỉ số tiểu đường khác nhau được sử dụng trong việc chẩn đoán cũng như theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về loại chỉ số tiểu đường và làm cách nào để xây dựng chế độ ăn uống giúp duy trì ổn định chỉ số này nhé!

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số gluocose là thông số quuan trọng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường (chỉ số tiểu đường). Các chỉ số tiểu đường thường được sử dụng để chẩn đoán gồm có 4 loại theo Hiệp hội Đái thái đườg Hoa Kỳ – ADA:

  • Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG): ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L), được thực hiện vào thời điểm bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8h, thường được thực hiện vào buổi sáng sau một giấc ngủ.
  • Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L): Nghiệm pháp dung nạp glucose này phải được thực hiện theo quy định của WHO. Bệnh nhân nhịn ăn từ đêm trước khi thực hiện nghiệm pháp, dùng một lượng glucose ngang với với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong vòng 5 phút; đồng thời 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần đảm bảo khoảng 150-200 gam carbohydrat/ ngày.
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol): Nên được chuẩn hóa theo quốc tế
  • Chỉ số Glucose bất kì: Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều) hoặc mức glucose huyết tương đo bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Các xét nghiệm dựa trên chỉ số tiểu đường được khuyến cáo phải thực hiện 2 lần để chẩn đoán chính xác nhất. Khoảng cách giữa hai lần xét nghiệm có thể cách nhau khoảng 1 – 7 ngày.

Chỉ số tiểu đường
Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Tại Việt Nam, phương pháp thường được sử dụng nhất chính là sử dụng chỉ số tiểu đường định lượng glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) bởi sự hiệu quả và tiện lợi của phương pháp này. Tuy nhiên nếu có những phòng xét nghiệm được chuẩn hóa thì phương pháp sử dụng chỉ số tiểu đường thông qua định lượng HbA1c cũng có thể dùng để chẩn đoán và theo dõi điều trị đái tháo đường.

Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2

Chỉ số đường huyết của người bình thường

Một người có chỉ số tiểu đường hay chỉ số đường huyết bình thường khi không thỏa các tiêu chuẩn của đái tháo đường và tiền đái thào đường. Tiền đái tháo đường (pre-diabetes) là tình trạng rối loạn glucose huyết nhưng chưa thỏa các tiêu chuẩn về chỉ số tiểu đường để chẩn đoán đái tháo đường. Các đối tượng mắc tiền đái tháo đường vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường.

TIểu chuẩn tiền đái tháo đường thỏa một trong số các chỉ số tiểu đường sau:

  • Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương nhịn đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L)
  • Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L)
  • HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol)
Chỉ số tiểu đường
Chỉ số đường huyết của người bình thường

Như vậy người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết không thỏa tiêu chuẩn của đái tháo đường thật sự và tiền đái tháo đường.

DiaB – Thiết lập chế độ sống khỏe cùng bệnh tiểu đường

Nhận biết được đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, cộng với sự phát triển của công nghệ y tế, việc duy trì chỉ số tiểu đường ổn định đã trở nên dễ dàng hơn nhờ vào nền tảng công nghệ DiaB.

DiaB là một nền tảng công nghệ y tế hàng đầu tại Việt Nam, được phát triển để cung cấp các giải pháp quản lý đái tháo đường hiệu quả. Mục tiêu của DiaB là giúp cộng đồng người đái tháo đường tại Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các kiến thức tự chăm sóc và ổn định đường huyết, từ đó thay đổi lối sống, cải thiện sức khoẻ và tạo ra cuộc sống vui vẻ hơn mỗi ngày.

DiaB đã triển khai nhiều chương trình dành cho các bệnh nhân cụ thể thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và xây dựng kế hoạch vận động phù hợp. Một trong những giải pháp quan trọng của DiaB là Chương trình “Hướng dẫn và hỗ trợ tự chăm sóc, quản lý đường huyết”. Chương trình này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để người đái tháo đường có thể tự chăm sóc và quản lý bệnh một cách hiệu quả.

chỉ số tiểu đường
DiaB – Công nghệ hàng đầu cung cấp giải pháp kiểm soát và cải thiện bệnh đái tháo đường cho người dân Việt Nam

Ngoài ra, DiaB còn phát triển ứng dụng di động DiaB, mang đến các công cụ và tính năng tiên tiến giúp người dùng ghi chép đường huyết, theo dõi chỉ số cơ thể, quản lý ăn uống và tập luyện, cũng như nhận thông tin cập nhật về đái tháo đường từ các chuyên gia y tế. Điều này giúp người dùng tự tin và tiện lợi trong việc quản lý bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

DiaB triển khai nhiều chương trình sống khỏe của bệnh đái tháo đường với 7 nguyên lý về hành vì nhằm giúp bệnh nhân tự quản lý và chăm sóc sức khỏe. Chương trình này được thực hiện dựa trên Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) của Hoa Kỳ. Các nguyên lý này bao gồm:

  • Dinh dưỡng
  • Vận động
  • Theo dõi chỉ số
  • Tâm lý hành vi
  • Tuân thủ phác đồ điều trị
  • Biến chứng cấp và phòng tránh
  • Biến chứng mạn và phòng tránh
chỉ số tiểu đường
DiaB xây dựng chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường trên nhiều tiêu chí khác nhau

DiaB triển khai các chương trình như “Sống khỏe cùng đái tháo đường,” “Phòng ngừa đái tháo đường típ 2,” và “Ổn định đường huyết thai kỳ.” Mỗi chương trình kéo dài từ 8 – 12 buổi tương ứng với gói Nhóm, Đồng hành và Thấu cảm. Bệnh nhân sẽ được tham gia chương trình theo hình thức online 100%.

Trong suốt chương trình, bệnh nhân sẽ được khảo sát toàn diện, thiết lập mục tiêu và lộ trình cá nhân hóa, cung cấp kiến thức bằng thư viện video, thực hành cá nhân cùng các chuyên gia, hình thành lối sống lành mạnh thông qua hướng dẫn của huấn luyện viên sức khỏe, tham gia các hoạt động ngoại khóa và đánh giá kết quả sau chương trình.

chỉ số tiểu đường
Đội ngũ chuyên gia của DiaB sẽ giúp bệnh nhân biết cần làm gì để duy trì chỉ số tiểu đường ổn định và phòng ngừa biến chứng xảy ra

Đội ngũ chuyên gia của DiaB là những người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đái tháo đường. Các chuyên gia không ngừng cố gắng để đưa ra những giải pháp quản lý đái tháo đường hiệu quả và mang lại lợi ích tối đa cho người dùng.

Các chuyên gia của DiaB bao gồm tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia vận động, chuyên gia dinh dưỡng, và các nhà trị liệu sức khỏe, đều có kiến thức sâu về đái tháo đường và những khía cạnh liên quan. Họ cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng người dùng để giúp họ đạt được mục tiêu quản lý đái tháo đường của mình.

Duy trì chỉ số tiểu đường ổn định là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý căn bệnh nguy hiểm này. Với sự hỗ trợ của công nghệ DiaB, người đái tháo đường có thể dễ dàng tiếp cận kiến thức, quản lý bệnh và thay đổi lối sống, từ đó cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Cùng với đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm, DiaB đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong việc quản lý đái tháo đường tại Việt Nam.

Ăn gì để duy trì chỉ số tiểu đường ổn định?

Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có các chỉ số glucose khác nhau. Đặc biệt ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường thì chỉ số tiểu đường mục tiêu cũng khác nhau giữa một số đối tượng như người già khỏe mạnh, người già có sức khỏe trung bình hay bệnh nền phức tạp hay người già sức khỏe yếu kém bệnh rất phức tạp.

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc đường tiêm hay đường uống thì việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng bệnh và chế độ ăn uống phòng ngừa cũng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng nên điều chỉnh mềm dẻo dựa trên thói quen của từng cá nhân.

  • Với người thừa cân béo phì, thừa cân nên điều chỉnh năng lượng thu vào của mỗi bữa ăn để có thể giảm cân, nên giảm từ từ, không nên giảm quá nhanh hoặc quá đột ngột hoặc sử dụng các biện pháp không khoa học như nhịn đói, tập luyện quá sức. Cần giảm 3-7% cân nặng nền sau đó tiếp tục xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để đưa cân nằng về con số trong ngưỡng bình thường theo BMI.
  • Ở người thừa cân chế độ hạn chế calo ở mức 1000-1500 kcal/ngày (nữ) và 1200-1800 kcal/ngày (nam) tùy vào hoạt động thể lực và cân nặng ban đầu.
  • Ưu tiên sử dụng các loại mỡ có chứa acid béo không no (có một nối đôi hoặc nhiều nối đôi) như dầu ô liu, dầu mè, mỡ cá… Không nên sử dụng các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa có trong mỡ động vật.
  • Ở nhóm người có nguy cơ cao có thể sử dụng chất tạo ngọt thay thế và thực hiện chế độ hạn chế đường. Các chất tạo ngọt có thể kể đến như Aspartame, lưu ý chất này không thể dùng để nấu ăn do tính chất không ổn định với nhiệt.
  • Carbohydrat nên dùng các loại hấp thu chậm, nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, …
  • Với người đã được chẩn đoán bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong các thành nhiều bữa nhỏ. Thành phần dinh dưỡng nên là 45-65% carbohydrate, 10-30% protein và chất béo <30% (trong đó chất béo bão hòa phải <7% và cholesterol tiêu thụ mỗi ngày <300mg/ngày).
  • Chỉ nên dùng rượu bia với số lượng hạn chế như một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.
  • Chế độ ăn cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng.
Chỉ số tiểu đường
Ăn gì để duy trì chỉ số tiểu đường ổn định?

Như vậy, chỉ số tiểu đường là một thông số quan trọng để đánh giá, tầm soát, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Việc nhận biết các chỉ số tiểu đường thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường. Đồng thời, việc xây dựng một chế độ, lối sống lành mạnh để duy trì chỉ số tiểu đường ổn định là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh đái tháo đường.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  1. Hướng dẫn và chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Bộ Y tế.
  2. Chỉ số tiểu đường và ý nghĩa trong chẩn đoán, kiểm soát đái tháo đường, Thầy thuốc Việt Nam