Xét nghiệm bệnh giang mai – Những điều cần biết

Xét nghiệm giang mai là phương pháp giúp phát hiện vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh. Bệnh nhân bị giang mai trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn cuối, bệnh giang mai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc xét nghiệm giang mai là rất quan trọng để ngăn ngừa lây truyền mầm bệnh và bệnh nhân được điều trị kịp thời, phù hợp.

Docosan cung cấp bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà

Chuyên gia y tế khuyến nghị, các đối tượng có nguy cơ cao cần xét nghiệm giang mai cần chủ động thực hiện từ sớm. Thay vì kiểm tra tại phòng khám, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tại nhà với bộ kit test nhanh đang được cung cấp bởi Docosan. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành và bảo quản ở điều kiện thích hợp.

Xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà từ Docosan đảm bảo tính riêng tư, an toàn và tiện lợi

Với cách thực hiện vô cùng đơn giản Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai của Docosan cho kết quả nhanh chóng chỉ sau 15 phút giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư vì thực hiện tại nhà.

Nhiều dịch vụ đi kèm khiến việc xét nghiệm trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Sau khi biết kết quả xét nghiệm, bạn có thể đặt hẹn miễn phí với bác sĩ chuyên khoa trên Docosan để được tư vấn về kết quả và hướng dẫn hướng điều trị phù hợp, giúp bạn và người thân luôn khoẻ mạnh!

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases – STDs) phổ biến nhất. Bệnh thường lây qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn với người bị bệnh. Các giai đoạn của bệnh giang mai có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. 

xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm bệnh giang mai – Những điều cần biết

Ban đầu, người bệnh thường xuất hiện một hoặc vài vết loét nhỏ, không đau (được gọi là săng) trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Trong giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân có thể có các triệu chứng giống như cúm và/hoặc phát ban. Giai đoạn cuối của bệnh giang mai có thể gây tổn thương não, tim, tủy sống và các cơ quan khác. Các xét nghiệm giang mai giúp chẩn đoán giang mai trong giai đoạn sớm, khi bệnh dễ điều trị nhất.

Các loại xét nghiệm bệnh giang mai

Các xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai bao gồm:

  • Xét nghiệm huyết tương nhanh (Rapid Plasma Reagin – RPR): Một phương pháp xét nghiệm máu để tìm kháng thể đối với vi khuẩn giang mai. Kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh để chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (Venereal Disease Research LaboratoryVDRL): VDRL cũng là phương pháp giúp phát hiện các kháng thể giang mai. Xét nghiệm VDRL có thể được thực hiện thông qua mẫu máu hoặc dịch não tủy.

Ngoài ra còn có một số phản ứng đặc hiệu phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc trưng của giang mai. Các phản ứng trong nhóm này là TPI (Treponema Pallidum Immobilisation’s Test): phản ứng bất động xoắn khuẩn; FTA (Fluorescent Treponema Antibody’s Test): phản ứng miễn dịch huỳnh quang có triệt hút; FTAabs (Fluorescent Treponema Antibody Absortion’s Test), TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination’s Assay).

Bác sĩ cũng có thể tìm sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai trong các bệnh phẩm thu thập từ các thương tổn như săng, sẩn hoặc hạch. Có thể soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn giang mai dƣới dạng lò xo, di động hoặc nhuộm thấm bạc Fontana Tribondeau.

xet nghiem giang mai
Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) phổ biến nhất

Ai nên xét nghiệm giang mai?

Bạn có thể cần xét nghiệm giang mai nếu đối tác quan hệ tình dục của bạn được chẩn đoán mắc bệnh giang mai và / hoặc bạn có các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng hai đến ba tuần sau khi nhiễm trùng, bao gồm:

  • Xuất hiện vết loét nhỏ, không đau (còn gọi là săng) trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng.
  • Phát ban đỏ, thô ráp, thường ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Viêm hạch
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Rụng tóc

Ngay cả khi bạn không có các triệu chứng, bạn vẫn có thể cần xét nghiệm nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao:

  • Ban có nhiều bạn tình.
  • Bạn tình của bạn có nhiều bạn tình.
  • Quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su).
  • Bạn nhiễm HIV / AIDS.
  • Bạn mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, chẳng hạn như bệnh lậu.
  • Bạn cũng có thể cần xét nghiệm giang mai nếu bạn đang mang thai. Bệnh giang mai có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Nhiễm trùng giang mai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, và đôi khi làm thai chết lưu.

Thực hiện xét nghiệm giang mai như thế nào?

Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm giang mai thường là máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay bệnh nhân bằng ống kim tiêm. Máu sẽ được thu thập vào ống nghiệm chuyên dụng. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích và bầm tại vị trí lấy máu, nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất trong vài ngày. 

Các giai đoạn sau của bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng đến não và tủy sống. Nếu các triệu chứng của bạn cho thấy bệnh đang ở giai đoạn nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm giang mai trong dịch não tủy (CerebroSpinal Fluid – CSF). CSF là một chất lỏng trong suốt xung quanh não và tủy sống của con người. Khi đó, bác sĩ sẽ thu thập dịch não tủy thông qua một thủ thuật được gọi là chọc dò tủy sống. Quá trình diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân có thể được yêu cầu làm sạch bàng quang và ruột trước khi tiến hành chọc dò tủy sống.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng trên giường, co gối và gập cổ để cằm chạm ngực .
  • Bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng thắt lưng và tiêm thuốc gây tê dưới da, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy quá đau trong quá trình thực hiện.
  • Bác sĩ sẽ đưa một kim chuyên dùng để lấy mẫu dịch não tuỷ vào giữa hai đốt sống vùng thắt lưng của bệnh nhân. 
  • Bác sĩ rút một lượng nhỏ dịch não tủy để xét nghiệm. Quá trình này sẽ mất khoảng vài phút. Bệnh nhân cần cố gắng giữ nguyên tư thế trong quá trình chọc dò.
  • Bệnh nhân nên nằm ngửa trong vài giờ sau khi làm thủ thuật để không bị đau đầu sau đó.

Kết quả xét nghiệm giang mai

Nếu xét nghiệm sàng lọc giang cho kết quả âm tính, có nghĩa là không tìm thấy sự hiện diện của giang mai trong cơ thể bạn. Như vậy có thể bạn không mắc bệnh giang mai hoặc đã được điều trị khỏi bệnh giang mai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết quả âm tính giả, chẳng hạn như giai đoạn vừa nhiễm bệnh, vì các kháng thể có thể mất một vài tuần mới tổng hợp đủ lượng để phát hiện trên xét nghiệm. Do đó, nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc khác để khẳng định chẩn đoán. 

Nếu xét nghiệm sàng lọc giang mai cho kết quả dương tính, bạn sẽ có thể cần xét nghiệm thêm để loại trừ hoặc xác nhận chẩn đoán giang mai. Một số trường hợp dương tính giả như bệnh nhân đang bị sốt rét, nhiễm độc hoặc nhiễm virus cấp tính. Do đó, nếu không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để khẳng định chẩn đoán trước khi được điều trị.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh giang mai giai đoạn đầu đều được chữa khỏi hoàn toàn sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với các bệnh nhiễm trùng giai đoạn sau có thể ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng không thể phục hồi các tổn thương đã gây ra.

Chi phí xét nghiệm giang mai

Chi phí xét nghiệm giang mai thường có giá từ 100.000VNĐ – 350.000VNĐ (tùy vào cơ sở y tế và phương pháp xét nghiệm).

Phòng khám tư vấn và xét nghiệm giang mai

Giang mai là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Ở giai đoạn bệnh trở nặng, giang mai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc phát hiện sớm thông qua xét nghiệm giang mai và có phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng, giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bản thân.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.