Xét nghiệm lao và những điều cần lưu ý

Vì sao cần nên thực hiện xét nghiệm Lao? Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó lao phổi là phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Đối với những bệnh nhân được nghi ngờ mắc bệnh lao, bác sĩ sẽ thăm khám phổi, kiểm tra các hạch bạch huyết và làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định tình trạng bệnh. Bài viết sau đây của Docosan sẽ cung cấp bạn đọc những thông tin hữu ích về xét nghiệm chẩn đoán lao.

Các phương pháp xét nghiệm lao hiện nay

Xét nghiệm lao qua da

Xét nghiệm lao qua da (hay xét nghiệm tuberculin Mantoux) thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất lỏng gọi là lao tố ngay dưới da ở cẳng tay. Chất lỏng này chứa một số protein TB không hoạt động. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại 2 hoặc 3 ngày sau đó để xem xét liệu cơ thể bạn có phản ứng hay không.

xet nghiem lao duoi da
Tìm hiểu xét nghiệm lao như thế nào cùng Docosan

Kết quả xét nghiệm lao qua da

Nếu bạn có vết sưng cứng, nổi lên trên cánh tay có nghĩa là bạn dương tính với vi khuẩn TB (vi khuẩn lao). Nhưng không có nghĩa là bệnh lao đang ở dạng hoạt động.

Nếu bạn không có phản ứng, xét nghiệm lao qua da cho thấy bạn âm tính, đồng nghĩa với việc không có vi trùng lao trong cơ thể.

Nếu bạn từng có kết quả xét nghiệm lao qua da dương tính thì bạn cũng có thể có kết quả dương tính trong tương lai. Vì vậy việc tiếp tục làm xét nghiệm là rất cần thiết.

Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm. Xét nghiệm có thể cho thấy bạn âm tính với bệnh lao, đặc biệt là nếu bạn đã tiếp xúc với vi khuẩn lao một thời gian dài và phản ứng miễn dịch của bạn với vi khuẩn yếu. Hoặc bạn có thể nhận được kết quả dương tính giả nếu bạn đã được tiêm vắc xin trực khuẩn lao Calmette-Guerin (BCG).

Nếu xét nghiệm đầu tiên cho kết quả âm tính, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm thứ hai sau một hoặc hai tuần. Nếu kết quả thứ hai là dương tính, bạn sẽ cần được kiểm tra thêm.

Xét nghiệm lao qua máu

Các xét nghiệm lao qua máu được gọi là interferon gamma release assays (IGRAs). Xét nghiệm này đo lường phản ứng của cơ thể với kháng nguyên lao – các phân tử giúp hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. 

Sau khi xét nghiệm lao qua máu, bạn không cần phải xét nghiệm lại. Xét nghiệm này rất hữu ích nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm lao qua da âm tính hoặc nếu bạn đã chủng ngừa BCG.

Nếu kết quả xét nghiệm máu dương tính có nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi trùng lao. Bạn có thể được khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm khác để xem xét liệu bệnh lao có đang hoạt động không.

Các xét nghiệm lao khác

Nếu bạn có kết quả xét nghiệm lao qua da hoặc máu dương tính, bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp X-quang phổi để xem xét liệu có thay đổi nào do bệnh lao gây ra không.

Bạn cũng có thể cần thực hiện xét nghiệm phết đờm hoặc xét nghiệm nuôi cấy bằng cách lấy mẫu chất nhầy chảy ra khi bạn ho và xét nghiệm vi khuẩn lao.

Bệnh lao tiềm ẩn và bệnh lao ở dạng hoạt động

Nếu bạn mắc bệnh lao, bạn có thể bị nhiễm trùng lao tiềm ẩn hoặc bệnh lao ở dạng hoạt động.

Khi bị nhiễm trùng lao tiềm ẩn, bạn có vi khuẩn lao nhưng không cảm thấy khác biệt và không có triệu chứng. Bạn không thể lây bệnh lao cho bất kỳ ai khác. Dấu hiệu duy nhất cho thấy bạn bị nhiễm trùng lao là xét nghiệm lao qua da hoặc xét nghiệm máu dương tính.

Với tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn, bạn sẽ được chụp X-quang phổi âm tính và xét nghiệm đờm âm tính. Khoảng 5% đến 10% những người bị nhiễm lao tiềm ẩn sẽ biến chuyển thành bệnh lao ở dạng hoạt động. 

Trong một số trường hợp, vi khuẩn lao có thể vượt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể và nhân lên, trở thành bệnh lao. Các triệu chứng của bệnh lao có thể bao gồm:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi.

Nếu bạn mắc bệnh lao ở dạng hoạt động, bạn có thể lây bệnh cho người khác. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lao bằng cách chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm đờm.

Kiểm tra khả năng kháng thuốc của bệnh lao

Bác sĩ sẽ xét nghiệm để đảm bảo rằng bệnh lao đáp ứng với các loại thuốc bạn đang dùng. Nếu không, bạn có thể mắc bệnh lao kháng thuốc. Đôi khi, nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc không dùng đúng loại thuốc, bệnh lao sẽ khó điều trị hơn ở lần thứ hai.

Phòng khám tư vấn và xét nghiệm lao

  • Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, Quận 10, TP.HCM
  • Golden Healthcare, Tân Bình, TP.HCM
  • Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag, Quận 10 TP.HCM
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế TIMEC, Bình Tân, TP.HCM

Bệnh lao rất nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có nghi ngờ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

TB (Tuberculosis) Tests – webmd

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo