Xét nghiệm PCR là gì? Quy trình, thủ tục ra sao?

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction) là xét nghiệm có giá trị rất cao trong chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán xác định nhiều loại tác nhân gây bệnh giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về loại xét nghiệm này trong bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR còn được biết đến là một loại xét nghiệm sinh học phân tử nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao DNA dựa vào các cơ chế chu kỳ nhiệt. Xét nghiệm PCR hiện nay đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Bởi vì chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu thuộc hàng đầu trong các loại xét nghiệm.

Kết quả của xét nghiệm PCR thường có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên độ chính xác còn được quyết định dựa vào trình độ của kỹ thuật viên, hiệu quả của phương tiện máy móc và việc quản lý chất lượng. Những cơ sở xét nghiệm khác nhau có thể cho ra các kết quả có độ chính xác khác nhau do đó việc lựa chọn các cơ sở xét nghiệm uy tín rất quan trọng.

Hiện nay để chi phí cho một lần làm xét nghiệm PCR thường tốn kém hơn so với các xét nghiệm thông thường khác. Sự gia tăng về giá tiền có thể do hầu hết các hóa chất được dùng trong các phản ứng của quy trình xét nghiệm PCR đều phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao đồng thời giá trang thiết bị vật tư như máy chạy kết quả PCR cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Xét nghiệm PCR đang ngày càng phổ biến hơn và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xét nghiệm y khoa. Trong một số bệnh lý thì PCR là phương tiện xét nghiệm có giá trị cao nhất, giúp chẩn đoán được nhiều bệnh lý với độ chính xác cao. Có thể gặp trong một số bệnh lý do virus chẳng hạn như SARS-COV-2 hay COVID-19. Cụ thể PCR có thể giúp chúng ta chẩn đoán được một số bệnh sau:

  • Virus viêm gan B, viêm gan C, virus Dengue gây sốt xuất huyết, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV
  • Các vi khuẩn như Chlamydia, Mycoplasma, Legionella, Treponema…
  • Lao nuôi cấy không thành công, viêm màng não mủ cụt đầu
  • Phát hiện các tác nhân có thể gây ung thư (HPV trong bệnh ung thư cổ tử cung, gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 trong ung thư vú,…).
  • Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc
  • Xác định độc tố của một số loại vi sinh vật
  • Lập bản đồ gen, phát hiện gen, giải mã trình tự ADN,…

Quy tình, thủ tục cần thiết khi xét nghiệm PCR

Bước 1: chuẩn bị

Trước khi xét nghiệm, phải đảm bảo các biện pháp an toàn theo quy định để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân với nhân viên y tế và bệnh nhân với bệnh nhân. Các biện pháp cụ thể như sau:

  • Trang bị bảo hộ đúng cách
  • Đeo khẩu trang, mũ bảo hộ, kính chống giọt bắt,…
  • Sử dụng găng tay y tế
  • Trang phục bảo hộ chỉ sử dụng trong khu vực làm việc

Bước 2: Lấy mẫu pcr

Tùy vào vị trí sang thương mà nhân viên y tế sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy mẫu bệnh phẩm phù hợp. Ví dụ trong các bệnh lý hô hấp sẽ thực hiện lấy mẫu từ:

  • Dịch đường hô hấp trên: dịch hầu họng, dịch súc họng hoặc dịch tỵ hầu.
  • Dịch đường hô hấp dưới: đàm, dịch màng phổi, dịch trong phế nang hoặc dịch hút từ nội khí quản…

Bước 3: Bảo quản và vận chuyển mẫu

Mẫu sau khi đã lấy cần được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm sớm nhất có thể. test pcr mấy ngày có kết quả cũng một phần lệ thuộc vào thời gian bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm. Khi vận chuyển cần lưu ý về thời gian và điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại bệnh phẩm.

Bước 4: Xét nghiệm và đọc kết quả

Việc xét nghiệm mẫu sẽ được thực hiện bằng kỹ thuật và các loại máy móc chuyên dụng. Tùy vào từng loại xét nghiệm sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau. Giấy xét nghiệm PCR được trả về cho bạn sẽ có kết quả được in lên, kết quả có thể là dương tính âm tính và một số thông tin khác đi kèm. Nhân viên y tế sẽ thông báo và giải thích kết quả xét nghiệm cho bạn.

Xét nghiệm PCR trong đại dịch COVID-19

Xét nghiệm PCR hiện nay đang được biến đến một cách rộng rãi đến toàn dân khi nó được sử dụng để phát hiện những người nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây được xem là xét nghiệm duy nhất giúp tìm ra các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trước khi có sự ra đời của các loại kit test nhanh. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại PCR vẫn là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán COVID-19 cao nhất bởi độ chính xác cao, có thể giải mã gen để tìm ra chủng gây bệnh – điều mà kit test nhanh không làm được.

Phương pháp xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật PCR có thể nhận được kết quả saunửa ngày hoặc 1 ngày tùy vào khối lượng xét nghiệm của phòng thí nghiệm nhận được. Đây là một xét nghiệm yêu cầu độ chính xác cao cũng như trình độ chuyên môn nhất định từ nhân viên xét nghiệm.

Test PCR có chính xác không là một câu hỏi mà được đặt ra rất nhiều đặc biệt trong thời kỳ đầu của đại dịch khi mà xét nghiệm là một thủ tục bắt buộc trong nhiều tình huống. Độ chính xác của xét nghiệm này là rất cao, độ nhạy và độ đặc hiệu rơi vào khoảng 90%. Điều đó đã được chứng minh trong suốt thời kỳ dịch bệnh.

Chỉ số xét nghiệm PCR trong đại dịch COVID-19 vừa qua ngoài kết quả âm tính dương tính người ta còn quan tâm tới chỉ số CT. Đây là giá trị chu kỳ nhiệt hay dễ hiểu hơn là “số vòng quay” mà ở tại thời điểm thiết bị bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang từ mẫu bệnh phẩm. CT càng cao chứng tỏ tải lượng virus càng thấp vì càng nhiều virus thì tín hiệu huỳnh quang sẽ có sớm ở những chu kỳ đầu tiên – CT nhỏ và ngược lại. CT trên 33 được cho là mốc giúp nhận biết tải lượng virus thấp và khả năng lây lan kém.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ thực hiện xét nghiệm PCR thì bạn có thể tìm đến Phòng khám liên kết Docosan. Đây là nơi tập hợp những phòng khám chuyên khoa, bác sĩ đầu ngành mà người bệnh hay khách hàng có thể liên hệ để sử dụng những dịch vụ y tế chất lượng với mức giá “lý tưởng”.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Xét nghiệm PCR là gì? Quy trình, thủ tục ra sao?”. Có thể nói rằng xét nghiệm với phương pháp PCR đang ngày càng được áp dụng rộng rãi và là một trong những phương tiện chủ lực của ngành y khoa hiện đại.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: CDC