Tổng quan về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý tương đối phổ biến (ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai). Kiểm tra định kỳ và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng. Có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là phương pháp 2 bước và phương pháp 1 bước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Doctor có sẵn.

Xét nghiệm sàng lọc glucose là gì?

Xét nghiệm sàng lọc glucose là một xét nghiệm thai kỳ thường quy để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ (GD). Nếu nồng độ glucose (hay còn gọi là đường) trong máu của bạn cao hơn mức bình thường, có nghĩa là bạn đang có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với hầu hết phụ nữ, xét nghiệm glucose thường được thực hiện từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sớm hơn nếu bạn có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như béo phì, phụ nữ 35 tuổi trở lên, gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai trước.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Bất kỳ phụ nữ nào cũng nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Ai nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Bất kỳ phụ nữ nào cũng nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề bao gồm:

  • Các cơ quan của thai nhi bị phì đại hoặc em bé quá lớn, có thể khiến việc sinh nở của mẹ khó khăn hơn.
  • Tiền sản giật hoặc đột ngột tăng huyết áp.
  • Bé sinh ra bị vàng da, khó thở hoặc lượng đường trong máu thấp.
  • Bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khi lớn lên.
  • Thai chết lưu.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một thủ thuật an toàn và không có bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một thủ thuật an toàn và không có bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Chuẩn bị cho xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn thực hiện. Đối với phương pháp 2 bước (the two-step test), mẹ bầu có thể ăn uống bình thường và không cần chuẩn bị trước. Nếu mẹ bầu thực hiện phương pháp một bước (the one-step test), bạn nên tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước trong vòng 8 đến 14 giờ trước giờ xét nghiệm.

Đối với 2 phương pháp trên, cách thức thực hiện có sự khác biệt:

  • Phương pháp 2 bước (the two-step test): Đầu tiên, mẹ bầu sẽ được uống một thức uống có đường. Sau đó mẹ đợi một giờ trước khi lấy máu xét nghiệm glucose. Nếu kết quả cho thấy mức đường quá cao, bạn cần xét nghiệm máu nhiều lần.
  • Phương pháp một bước (the one-step test): Bạn sẽ được lấy máu trước, sau đó uống đồ uống có đường và lấy máu thêm hai lần nữa trong vòng hai giờ.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Cần làm gì nếu xét nghiệm glucose quá cao?

Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cho thấy mức đường huyết của bạn tăng cao, điều này có thể cho thấy bạn không sản xuất đủ insulin để xử lý lượng đường dư thừa trong cơ thể.

Để có chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Đối với loại xét nghiệm này, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn (không ăn hoặc uống gì ngoại trừ nước) trước tám giờ. Sau đó mẹ bầu được lấy máu và uống hỗn hợp glucose có nồng độ cao hơn. Mẹ sẽ được lấy máu thêm ba lần nữa trong vòng ba giờ sau đó.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp theo dõi và điều trị bao gồm: Kê đơn thuốc, theo dõi mức đường huyết nhiều lần trong ngày bằng máy đo đường huyết tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường và carbohydrate tinh chế, đồng thời tập trung vào việc ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc, chất béo lành mạnh và một lượng vừa phải carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang và rau giàu tinh bột.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường giao động vào khoảng 80.000 – 350.000 VNĐ tùy thuộc vào cơ sở y tế mà mẹ bầu lựa chọn xét nghiệm.

Bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Glucose Screening and Glucose Tolerance Test – whattoexpect

Contact Me on Zalo