10 trường hợp không đủ điều kiện tiêm vaccine Covid – 19

Để việc tiêm vaccine Covid – 19 đạt được đúng mục đích phòng bệnh cho cộng đồng, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc để phân loại những người đủ điều kiện và không đủ điều kiện tiêm phòng loại vaccine này.

vaccine-covid
Phiếu khám sàng lọc về điều kiện tiêm chủng vaccine covid – 19

Cụ thể là 9 nhóm người sau cần trì hoãn tiêm chủng với lời giải thích rõ ràng được Docosan tổng hợp dưới đây:

1. Người có tiền sử phản vệ độ 2

Người từng bị phản vệ độ 2 với các biểu hiện như khó thở, tím tái, khò khè, buồn nôn và nôn, chóng mặt vã mồ hôi, chít hẹp họng miệng, đau bụng được khuyến cáo KHÔNG tiêm vaccine Covid. Ngoài ra, người sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não cũng được khuyến cáo KHÔNG tiêm vaccine.

Ở một số người có biểu hiện phản vệ độ 2 sau khi tiêm mũi thứ nhất vaccine covid cũng có khuyến cáo trì hoãn tiêm mũi tiếp theo.

2. Người bị suy giảm khả năng miễn dịch

Người bị Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh chống chỉ định tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực (ví dụ: vaccine Covid AstraZeneca)

Hội chứng suy giảm miễn dịch được chia làm 2 nhóm nguyên nhân: (1) Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và (2) Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.

Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh:

  • Rối loạn di truyền: Trẻ thừa hưởng những bất thường trong bộ gen của cha mẹ bị suy giảm miễn dịch.
  • Người mắc các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch được phát hiện qua khám sàng lọc

Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải:

  • Người nhiễm HIV/AIDS
  • Người dùng thuốc coticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư
  • Người bị hội chứng thận hư
  • Người mắc bệnh đái tháo đường

Mức độ biểu hiện nhiễm trùng trên người bị suy giảm miễn dịch nặng nề hơn người bình thường. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ hệ thống cơ quan nào và đôi khi xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, dễ khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Vaccine sống giảm độc lực tiềm ẩn khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng trên những người này. Vì vậy, để tránh đưa bất kì vật liệu di truyền nào của coronavirus vào người bị suy giảm hệ miễn dịch, Bộ y tế đã khuyến cáo những người này hoãn tiêm vaccine.

3. Người đang mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng

Bệnh cấp tính là những bệnh khởi phát đột ngột, và biểu hiện bệnh nặng. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cấp tính như nhiễm trùng, chấn thương, cục máu đông ở não hoặc động mạch vành, … Những người bị bệnh cấp tính được khuyến cáo trì hoãn tiêm vaccine Covid.

Một số bệnh cấp tính thường gặp như:

  • Bệnh cơ xương khớp: chấn thương, đau lưng cấp, bệnh gout,…
  • Bệnh hô hấp: viêm mũi cấp tính (ho, cảm lạnh, đau tai, đau họng, chóng mặt, …)
  • Bệnh tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng cấp, viêm dạ dày ruột cấp tính, …
  • Bệnh thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, …
  • Bệnh da liễu: phát ban, dị ứng, nổi mề đay, ngứa, …
  • Bệnh tim mạch: tim đập nhanh, sưng mắt cá, nhồi máu cơ tim cấp, …

4. Người chưa điều trị ổn định bệnh mạn tính

Người bị tăng huyết áp, tiểu đường, … có hệ miễn dịch dễ bị tổn thương bởi corona virus. Do đó, đối tượng này được khuyến cáo trì hoãn tiêm loại vaccine sống giảm độc lực (AstraZeneca).

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.

5. Phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, do có rất ít dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và đánh giá về tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với thai kỳ, nên Bộ Y tế quyết định trì hoãn phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid – 19.

6. Người đã và đang được điều trị bằng Coticoid liều cao, hóa trị, xạ trị

Người bị bệnh và đang điều trị bằng Coticoid liều cao (dùng trên 2mg prednisolone/kg/ngày trong 7 ngày), người đang dùng thuốc chóng thải ghép, người đang hóa trị / xạ trị ung thư được xếp vào nhóm Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nhóm người này được khuyến cáo trì hoãn tiêm vaccine Covid với lý do đã được đề cập ở mục 2.

7. Người đang điều trị bệnh tự miễn

Hiệu quả của vaccine Covid trên người có bệnh lý tự miễn sẽ thấp hơn bởi vì những người này đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Vì hiệu quả thấp trên nhóm đối tượng này, họ cũng được khuyến cáo tạm hoãn tiêm vaccine.

7 bệnh lý tự miễn thường gặp là:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp vảy nến
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh viêm khớp có biểu hiện viêm ruột
  • Xơ cứng bì

8. Người đã mắc Covid – 19 trong vòng 6 tháng gần đây

Người đã mắc Covid – 19 trong vòng 6 tháng gần đây, hoặc đang được điều trị bằng liệu pháp điều trị immunoglobulin hoặc dùng huyết tương từ người đã khỏi Covid – 19, cần trì hoãn tiêm vaccine.

Phương pháp điều trị bằng huyết tương có kháng thể Covid đang trong quá trình thử nghiệm. Phương pháp này có thể có tác dụng phụ hoặc phản ứng không tốt mà chưa có nghiên cứu nào kết luận được. Vì thế, đối tượng này trì hoãn tiêm vaccine là để tránh những rủi ro cộng thêm trên nhóm người này.

9. Người trên 65 tuổi

Theo quyết định cua Bộ Y tế ngày 18/6/2021, người trên 65 tuổi cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine Covid – 19. Nếu người trên 65 tuổi có nguyện vọng muốn tiêm, họ cần được tiêm ở các bệnh viện có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

10. Người có rối loạn đông máu

Sau khi chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 được ban hành, đã có một số trường hợp bị rối loạn đông máu, nguy hiểm cần cấp cứu. Tuy tỷ lệ biểu hiện tác dụng phụ này không đáng ngại, nhưng để giảm thiểu rủi ro, những người từng phát hiện bản thân bị rối loạn đông máu (bị bệnh máu khó đông, giảm tiểu cầu) cần trì hoãn tiêm vaccine trong thời điểm này.

Contact Me on Zalo