Bạn có nên đi khám sức khoẻ tổng quát không?

Khám sức khỏe tổng quát đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Không chỉ phát hiện sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp mà còn giúp tầm soát bệnh lý nguy hiểm có khả năng khởi phát trong tương lai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Docosan giúp bạn đi chi tiết thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Tuy kiểm tra huyết áp có thể cứu sống người bệnh khỏi những rủi ro đột quỵ nhưng các chuyên gia cho rằng không phải xét nghiệm cũng cần thiết, chẳng hạn như chụp chiếu toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bạn có nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát hay không?

Hầu hết, chương trình kiểm tra sức khỏe tổng quát được thiết kế để tìm kiếm các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu ban đầu của bệnh – hai bệnh phổ biến nhất là bệnh tim mạch hoặc ung thư. Một phần tư số ca tử vong sớm là do bệnh tim mạch (đau tim và đột quỵ) và ước tính khoảng 50-80% trong số đó có thể phòng ngừa được. Vì vậy, kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ luôn đem lại lợi ích thực tiễn cho tất cả mọi người.

Độ tuổi từ 40 đến 74 nên đi khám tầm soát sức khoẻ tổng quát tối thiểu 5 năm

Tiến sĩ Matt Kearney, bác sĩ đa khoa và là giám đốc lâm sàng quốc gia tại Anh về phòng chống bệnh tim mạch cho rằng việc ngày càng có nhiều người quan tâm và kiểm soát sức khỏe của chính mình là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, các bác sĩ và phòng khám nên cung cấp nhiều kiến thức hơn cho cộng đồng để đảm bảo các xét nghiệm trong chương trình khám sàng lọc là điều cần thiết.”

Cơ quan Y tế Quốc gia cho rằng tất cả mọi người trong độ tuổi từ 40 đến 74 nên đi khám tầm soát sức khoẻ tổng quát tối thiểu 5 năm một lần để phát hiện các dấu hiệu ban đầu của nguy cơ đột quỵ, tiểu đường, sa sút trí tuệ và bệnh tim và thận. Đây là những bệnh lý có thể được can thiệp và điều trị cực kỳ hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

Tăng huyết áp là bệnh phổ biến tại Anh

Cứ 27 người thì có 1 người bị huyết áp cao

Tình trạng bệnh nhân bị huyết áp cao nhưng chưa được phát hiện cực kỳ phổ biến tại Anh. Quỹ Tim mạch Anh ước tính rằng có hơn bảy triệu công dân Vương quốc Anh bị huyết áp cao mà không được chẩn đoán, là tiền đề khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

Báo cáo cho rằng, trong số 1,5 triệu người trưởng thành ở Anh đã đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, cứ 27 người thì có một người bị huyết áp cao mà trước đây họ không hề hay biết. 40% những người bị huyết áp cao được chẩn đoán được điều trị đầy đủ. Vì vậy, việc phát hiện và có phác đồ điều trị điều trị có thể ngăn ngừa ước tính khoảng 14.500 ca đột quỵ và 9.710 cơn đau tim ở Anh trong ba năm tới.

Các yếu tố nguy cơ mà các chương trình tầm soát sức khoẻ tổng quát tại Anh được thiết kế là xác định là huyết áp cao, chế độ dinh dưỡng, cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, rượu và ma túy, chức năng thận kém, lười vận động và ô nhiễm không khí. Các chương trình tầm soát sức khoẻ tổng quát nên được triển khai trên diện rộng, tại các trung tâm mua sắm và giải trí với sự hỗ trợ của đội ngũ y tế hoặc chuyên gia sức khoẻ nhằm phát hiện những dấu hiệu tiềm tàng. Sau đó, những người có triệu chứng sẽ được đề xuất tham gia các chương trình tầm soát như ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư ruột, cũng như chứng phình động mạch chủ.

Tại Việt Nam, các bệnh viện thường có các chương trình khám sức khoẻ tổng quát được thiết kế đặc biệt theo bệnh lý, triệu chứng hay nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Điều này giúp tiết giảm chi phí tầm soát sức khoẻ, đồng thời gian nguy cơ can thiệp hoặc thực hiện các thủ thuật không cần thiết đối với cơ thể. Một số bệnh viện nhận được đánh giá cao từ người bệnh:

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, …
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Quốc tế City, Bệnh viện Thân Dân, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia,…