17 chất tạo ngọt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Chất tạo ngọt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hiện đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm của các chuyên gia y tế cũng như các bệnh nhân đái tháo đường.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Việc sử dụng các loại đường hay nhiều sản phẩm chứa đường truyền thống có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Do đó, các sản phẩm thay thế đường hiện rất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày của các bệnh nhân tiểu đường. Vậy hãy cùng Diab tìm hiểu các chất tạo ngọt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hiện nay qua bài viết này.

Đường trong chế độ ăn hàng ngày

Các loại đường truyền thống

Đường như đã biết là một chất tạo vị ngọt quen thuộc không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người từ xưa cho đến ngày nay. Đường là sản phẩm chế biến cuối cùng từ nguyên liệu thô ban đầu là mía và củ cải đường, có thành phần chính là saccharose – một loại đường đôi có cấu tạo từ hai loại đường đơn gồm glucose và fructose.

Đường saccharose – một loại đường truyền thống lâu đời nhất từ mía rất phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á,… có khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho cây mía phát triển mạnh. Đường từ củ cải đường thường đa số thông dụng ở các quốc gia khí hậu ôn đới như châu Âu, trung Á,…

Đường được sản xuất bằng cách sử dụng dịch ép từ mía, củ cải đường. Thực hiện quá trình đun sôi cho sệt lại thành siro, tinh chế và kết tinh lại cho ra loại đường được sử dụng phổ biến như hiện nay. Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn đun nấu và tinh chế sẽ cho thành phẩm là các loại đường truyền thống khác nhau:

  • Mật đường: Dạng siro cô đặc, màu nâu khi đun nấu dịch ép từ mía hoặc củ cải đường.
  • Đường trắng kết tinh (đường phèn): Dạng mật đường được tinh chế loại bỏ bớt phần mật dư thừa và kết tinh lại để tạo ra những tinh thể trắng, trong suốt hơn.
  • Đường cát: Dạng đường trắng kết tinh tiếp tục được tinh chế, khử màu, kết tinh lại và nghiền, xát qua những lưới rây có đường kính to nhỏ, độ mịn khác nhau.
  • Đường nâu: Dạng đường chưa tinh chế, trải qua quá trình xử lý ít hơn nên giữ lại một ít lượng mật nên sẽ có màu nâu tự nhiên.

Ngoài ra, một số loại đường truyền thống sử dụng lâu đời có thể kể đến như mật ong, đường thốt nốt, đường mạch nha,… cũng chứa các cấu tử đường glucose, fructose nhưng tỷ lệ, cấu trúc mạch đường và độ ngọt sẽ có sự khác biệt.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Mật ong – chất tạo ngọt sử dụng lâu đời

Vai trò của đường trong cơ thể

Đường ngoài là chất tạo ngọt thì còn là nguồn cấp năng lượng chủ yếu và đầu tiên cho cơ thể để vận động và tư duy não bộ. Bên cạnh đó, đường còn là nhân tố thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Khi lượng đường trong máu tăng thì dưới tác động của hormone insulin ở tuyến tụy sẽ chuyển hóa glucose – dạng đường đơn giản cơ thể dễ hấp thu nhất thành glycogen dự trữ ở gan.

Đây được xem là cơ chế duy trì, ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, đảm bảo lượng đường cần thiết khi cơ thể hoạt động thể lực, trí óc gây tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, đường còn giúp cải thiện tâm trạng nhờ sự kích hoạt trung tâm khoái cảm vỏ não sản sinh dopamine, tạo cảm giác hưng phấn tức thì.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Đường có vai trò tạo năng lượng dưới dạng ATP cho cơ thể

Nhược điểm của các loại đường truyền thống

Đa số đường được dùng làm chất tạo ngọt trong các món ăn hàng ngày như chè, kho, nấu, mứt. Đây cũng như là thành phần không thể thiếu trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, đồ ăn đóng hộp, sữa,… Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn của con người như hiện nay, đường truyền thống đang là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý:

  • Gây sâu răng ở trẻ em, nặng có thể gây hư tủy răng, mất răng.
  • Tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ dưới da gây béo phì, rối loạn lipid máu, hình thành các mảng xơ vữa mạch máu,…
  • Tạo ra nhiều gốc tự do gây oxy hóa, lão hóa da khiến da nổi mụn, sạm da, tối màu da,…
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
  • Nguy cơ cao rối loạn chuyển hóa đường, gây ra bệnh đái tháo đường.

Tác hại của đường truyền thống trên đái tháo đường

Việc tiêu thụ đường không phù hợp sẽ nguy cơ cao gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm đặc biệt là đái tháo đường. Sử dụng nhiều đường có thể làm lượng đường huyết tăng cao khiến tụy hoạt động quá tải sản sinh không đủ hoặc chất lượng hormone insulin không đảm bảo cho quá trình chuyển hóa qua lại giữa glucose và glycogen. 

Điều này dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng giữa bệnh đái tháo đường và những biến chứng tiểu đường như suy thận, mù loà, nhồi máu cơ tim, loét bàn chân,… Vì vậy, cần có một chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường để giúp giải đáp các câu hỏi cho người bị tiểu đường như:

  • Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
  • Tiểu đường nên kiêng gì?
  • Bị tiểu đường kiêng ăn gì?
chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Ăn nhiều đường gây tiên lượng xấu trên bệnh tiểu đường

Chất tạo ngọt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Hiện nay, có rất nhiều chất tạo ngọt dùng thay thế đường trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường giúp phần nào cho các bệnh nhân đái tháo đường an tâm khỏi các lo lắng như “bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?”, “tiểu đường nên kiêng gì?”, “bị tiểu đường kiêng ăn gì?”… Dưới đây là một số chất tạo ngọt tự nhiên và nhân tạo dùng được cho người tiểu đường, cụ thể như sau:

Chất tạo ngọt nhân tạo cho người tiểu đường

Đường sucralose

Đây là loại đường nhân tạo được FDA cho phép dùng trong thực phẩm, đồ uống nhất là các loại thức ăn, nước uống có gas không năng lượng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, béo phì. Với độ ngọt cao tới hơn 600 lần so với saccharose nhưng cấu trúc hóa học không phải là carbohydrate nên được bài tiết ở dạng không đổi qua nước tiểu hoặc phân. Tuy nhiên, mức an toàn đường Sucralose được khuyến cáo là 5mg/kg/ngày.

Đường saccharin

Độ ngọt của đường saccharin cao gấp 300 – 500 lần so với saccharose. Trong nghiên cứu lâm sàng, saccharin được chuyển hóa và bài tiết dưới dạng không biến đổi nên được xem là đường nhân tạo không gây calo. Tuy nhiên, đường này chỉ nên dùng với hàm lượng tối đa 15mg/kg/ngày.

Đường aspartame

Aspartame là chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt gấp khoảng 180 – 200 lần so với đường ăn thông thường, lượng calo trong 1g aspartame thấp, chỉ khoảng 4kcal. Vì vị ngọt tạo ra cao rất nhiều so với đường mía nên lượng dùng Aspartame cho một loại thức ăn thì rất ít nên năng lượng tạo ra không đáng kể. Theo khuyến cáo của FDA, đường aspartame nên dùng không quá 50mg/kg/ngày.

Xem thêm: Công bố của WHO về chất tạo ngọt Aspartame có thực sự đáng lo?

Đường acesulfame kali

Đường acesulfame kali hay ACK từ lâu đã được phê duyệt sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống có lượng calo thấp, giúp đáp ứng nhu cầu trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch khác. Ưu điểm của loại đường này là sẽ không bị chuyển hóa và lưu trữ trong cơ thể, được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng không thay đổi.

Đường neotame

Neotame là chất tạo ngọt được dẫn xuất từ acid aspartic và phenylalanin. Đây có thể xem là đường nhân tạo có độ ngọt rất cao ở hiện tại gấp 7000 – 8000 lần saccharose. Nên khi sử dụng trong thực phẩm, chỉ cần một lượng rất ít để tạo ngọt, nhất là trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường.

Đường tagatose

Đường tagatose có cấu trúc gần giống với đường tự nhiên nhưng lượng calo tạo ra chỉ chiếm khoảng 38% so với đường mía thông thường trong cơ thể người bệnh. Ngoài ra, với tác dụng cản trở hấp thu carbohydrate, giúp giảm đường trong máu và giảm phản ứng với insulin nên tốt cho người đái tháo đường. Vì vậy, tagatose cũng được dùng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường có nhiều trong các loại sữa đặc biệt.

Đường maltitol

Maltitol được sản xuất bằng cách hydro hóa đường maltose và tinh bột, được cơ thể hấp thu chậm, giảm đáng kể tăng glucose huyết tốt cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, maltitol cũng có khả năng tạo năng lượng cũng thấp với 2,1 cal/g. Tuy nhiên, nên sử dụng <100g maltitol mỗi ngày tránh gây ảnh hưởng lượng đường trong máu. Đây cũng là loại đường được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường.

Đường tự nhiên có độ ngọt thấp

Đường isomalt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Đường isomalt là một loại đường tự nhiên chiết xuất từ củ cải đường. Từ lâu, loại đường này đã được dùng để thay thế đường saccharose trong dược phẩm, thực phẩm ăn kiêng ở các nước tiến bộ như Mỹ, Nhật, châu Âu,… đặc biệt là trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, béo phì, bị các bệnh về tim mạch,…

Đường isomalt tuy có vị ngọt thanh như đường thông thường nhưng về độ ngọt chỉ bằng một nửa đường saccharose, năng lượng cũng ở mức thấp với chỉ 2kcal trong 1g đường isomalt nên rất thích hợp dùng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, thừa cân, cao huyết áp,…

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Isomalt có độ ngọt thấp so với đường mía

Đường allulose

Allulose là một loại đường đơn rất hiếm thấy, chỉ có trong một số loại hoa quả như sung, nho khô, lúa mì,… cung cấp rất ít calo, chỉ từ 0,2 – 0,4cal/g và độ ngọt chỉ khoảng 70% so với đường thông thường. Điều đặc biệt là allulose kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Đây cũng là một gợi ý trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường.

Đường palatinose

Đây cũng là một loại đường được chiết tách từ củ cải đường nhưng đã được biến đổi cấu trúc liên kết các mạch đường glucose và fructose thích hợp trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Đường chỉ có độ ngọt thấp khoảng 42%, hấp thu chậm trong cơ thể 4 – 5 lần so với đường mía, lượng calo cũng tầm 4kcal/g nên được khuyên dùng cho người bị đái tháo đường, béo phì.

Đường xylitol

Trong đường xylitol chỉ chứa 2,4cal/g và ít hơn 40% calo so với đường thông thường. Ngoài ra, loại đường này không ảnh hưởng đến tăng đường huyết hay mức insulin máu. Theo đó, xylitol còn được chứng minh giảm nguy cơ sâu răng và các bệnh về răng, giúp tăng hấp thu canxi, tăng mật độ xương làm xương chắc khỏe. Xylitol thường có mặt trong các sản phẩm như chewing gum, kem đánh răng, nước súc miệng,…

Đường mannitol

Mannitol là một loại đường rượu ngoài việc sử dụng như một loại dược phẩm trong điều trị tăng nhãn áp gây áp lực nội sọ cao. Mannitol cũng được dùng như một chất tạo ngọt trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường vì khả năng hấp thu chậm ở ruột, ổn định đường không tăng quá nhanh.

Đường sorbitol

Tương tự như mannitol, sorbitol trong dược phẩm với vai trò là chất trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Ngoài ra, sorbitol trong thực phẩm được dùng như một loại chất tạo ngọt có hàm lượng calo thấp 1 – 2 cal/g nên được dùng trong các loại thực phẩm ăn kiêng, đặc biệt cho người bị tiểu đường, béo phì thay thế đường mía thông thường.

Đường mật hoa dừa

Đường mật hoa dừa hay còn gọi là đường dừa là một chất làm ngọt tự nhiên dịu nhẹ, không gắt, có chỉ số GI thấp là 35 so với đường tinh luyện là 80. Ngoài ra, đường mật hoa dừa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B1, B2, B3, kẽm, sắt, magie,…

Trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, đường mật hoa dừa là lựa chọn khá phù hợp thay thế cho đường, nhất là những người có nguy cơ tiềm ẩn rối loạn đường huyết và giảm nhạy cảm với insulin gây đái tháo đường.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Đường mật hoa dừa tốt cho người tiểu đường

Đường chà là

Đường chà là cũng nên là lựa chọn trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Đường chà là sẽ chứa nhiều đường đơn fructose có độ ngọt thấp hơn so với đường glucose cũng như đường mía thông thường nên có chỉ số GI thấp có lợi cho người tiểu đường. 

Ngoài ra, trong đường chà là cũng chứa nhiều hợp chất polyphenol như flavonoid, acid phenolic giúp ổn định đường huyết cơ thể lúc đói và sau ăn nhờ ức chế các enzyme thủy phân carbohydrate thành glucose.

Chất tạo ngọt tự nhiên cho người tiểu đường

Stevioside và Rebaudioside trong Cỏ ngọt

Đường cỏ ngọt hay stevia là một hỗn hợp các hợp chất stevioside và rebaudioside, được chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Mặc dù có độ ngọt gấp hơn 250 lân so với đường mía nhưng bản chất đường stevia không phải là carbohydrate nên không có tác dụng gây tăng đường huyết như các loại đường thông thường.

Trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, khi sử dụng đường stevia trong chế độ ăn và so sánh với mẫu chứng thì kết quả cho thấy những người dùng đường cỏ ngọt có lượng glucose huyết thấp hơn so với nhóm đối chứng. Đây có thể là kết quả của sự tăng độ nhạy tiết insulin trong cơ thể và chậm sản xuất glucose ở gan.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Stevia – giải pháp chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Grosvenoside trong La hán quả

Vị ngọt của quả la hán được tạo nên từ hợp chất grosvenoside. Đây vốn là chất tạo vị ngọt tự nhiên từ thực vật, ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường. Đặc biệt hơn, lá hán quả không có tác dụng gây tăng đường huyết do không chứa calo và thành phần carbohydrate. Do đó, grovenoside trong la hán quả được xem là giải pháp mới trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hiện nay.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Grosvenoside giúp đa dạng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Để hỗ trợ cho người bị đái tháo đường yên tâm sử dụng đường trong chế độ dinh dưỡng, hãy tham khảo sản phẩm DIAVIT giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ chuyển hóa đường, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Với DIAVIT, bạn có thể tự tin tận hưởng cuộc sống ngọt ngào mà không còn lo lắng về biến chứng của bệnh.

Xem thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Nguồn tham khảo