Cúm mùa là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan cao. Không chỉ có người lớn, trẻ nhỏ cũng chính là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này, nhất là đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, những lầm tưởng về căn bệnh này đã khiến không ít người thiếu cảnh giác, chủ quan trong việc điều trị bệnh, dẫn đến gặp biến chứng nặng nề. Cùng tham khảo bài viết dưới đây, Doctor có sẵn sẽ cho bạn đọc một số thông tin hữu ích.
Tóm tắt nội dung
Những lầm tưởng về bệnh cúm mùa có thể khiến bạn té ngửa
Có lẽ ai cũng biết đến khi nhắc đến bệnh cúm mùa. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, nhất vào thời điểm giá rét, cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng mắc phải. Con người lây nhiễm của bệnh cúm mùa là trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho hay hắt hơi.
Về bản chất, cúm mùa không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn nặng nề.
Mặt khác, hiện nay có không ít người có các quan niệm sai lầm về bệnh cúm mùa. Điều này đã khiến bản thân và người thân rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Các chuyên gia đầu ngành đã lật tẩy các hiểu lầm về căn bệnh này như sau:
Cúm mùa và cảm lạnh là “một”
Có không ít người lầm tưởng cúm mùa và cảm lạnh là một. Sự hiểu lầm này xuất phát từ triệu chứng của hai căn bệnh này khá giống nhau như: sốt, ho, đau cổ họng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi,… Cũng chính việc nhầm lẫn này mà có không ít người phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Trên thực tế, triệu chứng của cúm mùa nặng hơn, có thể gây ho khan, ho có đờm, đau cơ,… nguy hiểm hơn là dẫn đến biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não,… Ghi nhận mới nhất cho thấy, một số trường hợp cúm mùa diễn biến nặng có khả năng đối mặt với tử vong. Và điều này không gặp phải khi bị cảm lạnh.
Dinh dưỡng và vận động là đủ để phòng bệnh cúm mùa
Chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động cơ thể, ngủ đủ giấc, bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài đều là những yếu tố cần để phòng bệnh cúm mùa nhưng vẫn chưa đủ. Đối với cúm mùa, vắc xin là biện pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả nhất. Lúc này, việc bổ sung các kháng thể sẽ chống lại nguy cơ nhiễm bệnh và hơn thế là biến chứng của bệnh nếu có thể xảy ra.
Chỉ cần tiêm 1 lần là phòng bệnh cả đời
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam, tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mùa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, được thực hiện định kỳ hằng năm. Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít người cho rằng, tiêm 1 mũi là có thể phòng bệnh cả đời.
Do đặc điểm virus cúm mùa liên tục thay đổi, dễ sinh ra chủng mới nên các thành phần của vắc xin sẽ được thường xuyên đổi mới tùy vào thời điểm hiện tại. Do đó, việc bổ sung các kháng thể mới mỗi năm luôn được khuyến khích ở mọi đối tượng.
Song, đừng nghĩ trẻ em là đối tượng nên tiêm vắc người, người lớn có cũng được, không có cũng không sao. Hãy bỏ qua suy nghĩ này sang một bên, vì virus cúm lưu hành mạnh vào mùa đông và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Ngay cả với trường hợp mắc cúm nhẹ, khi cơ thể không suy nhược thì vẫn trở thành mối đe dọa với đối tượng khác.
Vitamin C – “Thần dược” chữa bệnh cúm hiệu quả
Không thể phủ nhận công dụng của vitamin C có trong một số thực phẩm với sức khỏe con người. Việc bổ sung đủ lượng vitamin C có thể giúp cơ thể chống chọi lại với các bệnh cảm lạnh, cảm cúm,… Cũng vì lẽ đó là có không ít người lầm tưởng và thổi phồng công dụng của vitamin C trong việc điều trị bệnh cúm.
Cho đến hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của một số vitamin và thảo dược. Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng chưa có sự thống nhất. Hơn thế, nhiều công trình nghiên cứu còn có những chứng minh ngược lại.
Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cúm
Về bản chất, bệnh cúm mùa là do virus cúm gây ra. Trong khi đó, thuốc kháng sinh chỉ dùng cho các bệnh tình do vi khuẩn gây ra. Do đó, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cúm là hoàn toàn không có tác dụng.
Không cần phải gặp bác sĩ, bệnh cúm mùa hoàn toàn điều trị tại nhà
Như vừa được đề cập, bệnh cúm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, một trong số đó là tác động đến phổi nếu không được chữa trị đúng phương pháp. Vì thế, việc tự điều trị tại nhà khi chưa hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ khiến bệnh tình khó khỏi, thậm chí chuyển biến nặng nề hơn.
Tốt nhất, bạn hãy nghĩ đến những người xung quanh và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trước bệnh cúm mùa?
Để bảo vệ sức khỏe trước bệnh cúm mùa, bạn cần lưu ý ngay một số vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là các loại rau xanh, hoa quả tươi,…
- Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn không quên việc bổ sung thêm nước ép hoa quả, sữa, nước canh,…
- Hạn chế dùng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thực phẩm chức chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
- Dành thời gian vận động cơ thể mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Việc luyện tập thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa mà còn giúp phòng ngừa ốm vặt.
- Bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài vào những ngày trời giá rét bằng các vật dụng cá nhân như: áo khoác, áo dài tay, quần dài, bao tay, tất chân, khăn choàng,…
- Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay đi đến chốn đông người.
- Tuân thủ nguyên tắc 5k của Bộ Y tế.
- Cần thận trọng khi sống chung với các đối tượng đang bị cúm mùa.
- Tiêm chủng ngừa bệnh cúm định kỳ. Đặc biệt là trẻ nhỏ, cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng của bé để tránh tình trạng bỏ sót mũi nào.
- Nếu chẳng may mắc bệnh cúm mùa, cần giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh nhằm tránh khả năng lây nhiễm. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác biện pháp điều trị phù hợp.
Những lầm tưởng về bệnh cúm mùa hiện nay đã khiến không ít người phải đối mặt với những triệu chứng nặng nề. Hơn thế là lây nhiễm cho các đối tượng khác trong cộng đồng. Tốt hơn hết, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về căn bệnh này, nhất là hình thức lây lan và phương pháp phòng bệnh. Khi cần sự trợ giúp, hãy liên hệ hay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Tài liệu tham khảo:
- zingnews.vn
- vinmec.com