Phục hồi chức năng cho người bị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến

Khoảng 70- 80% bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ dạng thất ngôn do tai biến mạch máu não, mà tổn thương não ở bên bán cầu trội. Ngoài ra, rối loạn ngôn ngữ còn xảy ra sau chấn thương sọ não, u não.

Rối loạn ngôn ngữ có thể được chữa khỏi bởi điều trị y học và các phương pháp phục hồi chức năng. Bấm nút đặt lịch điều trị và phục hồi chức năng ngôn ngữ với Thạc sĩ bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Á Đông cho người thân ngay bên dưới!

roi-loan-ngon-ngu
Điều trị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe Á Đông

Mục tiêu điều trị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến

  • Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói
  • Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và bệnh lý lời nói để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt.
  • Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất.

1. Bệnh lý ngôn ngữ: Thất ngôn

Thất ngôn bệnh lý ngôn ngữ thường gặp sau tai biến mạch máu não. Người bị bệnh thất ngôn mất khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn thương não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói, đọc, viết bình thường.Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm và 5 loại nhỏ sau đây:

  • Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có thể nói dễ dàng. Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ.
  • Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc hình thành âm thanh.

1.1 Thất ngôn Broca

Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động) là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì.

Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Nhữngbệnh nhân này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết của bệnh nhân bình thường.

1.2 Thất ngôn Wernicke

Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác) là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì.

Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế.

Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.

1.3 Thất ngôn dẫn truyền

Thất ngôn dẫn truyền được cho là do tổn thương đường dẫn truyền thần kinh của kết nối giữa vùng ngôn ngữ vận động (vùng Broca) và cùng ngôn ngữ cảm giác (vùng Wernicke) liên quan tới chức năng lời nói.

Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của mình và cố gắng tự sửa.

Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây.

1.4 Thất ngôn toàn bộ

Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết.

Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.

1.5 Thất ngôn mất ngữ pháp

Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.

2. Bệnh lý lời nói

Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, tổn thương não. Ở bài viết này xin phép chỉ đề cập đến bệnh lý lời nói do tổn thương não sau tai biến mạch máu não.

2.1 Nói ngọng

Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví dụ:

  • “Sách” thành “ách” (mất phụ âm đầu);
  • “Anh” thành “an” (mất phụ âm cuối)
  • “Chuối” thành “chúi” (ngọng nguyên âm)
  • “Làm” thành “nàm” (thay đổi phụ âm đầu)

Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại não, ở người bị tổn thương thần kinh (tai biến); do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe kém do bệnh lý ở tai.

Ở người bị tổn thương não do tai biến sẽ xuất hiện nói ngọn bệnh lý. Một số bệnh lý liên quan trường hợp này là liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói khàn, mất tiếng, giọng gỗ…

2.2 Nói lắp

Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp, trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp sau:

  • Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”, “t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có”
  • Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”, “không..không..không..không đi”
  • Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn mì tôm”, “không đủ..không đủ…không đủ tiền để mua”. Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”.

Rối loạn ngôn ngữ có thể được chữa khỏi bởi điều trị y học và các phương pháp phục hồi chức năng. Bấm nút đặt lịch điều trị và phục hồi chức năng ngôn ngữ với Thạc sĩ bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh cho người thân ngay bên dưới!

Contact Me on Zalo